tính khoe của?
- HS trả lời, GV kết luận: Khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra của cải cho người khác biết mình là giàu. Đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu, thích học đòi.
- GV: Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nào? Lẽ ra anh phải hỏi thế nào?
- Bốn vị khách góp ý về biển quảng cáo: Mỗi người chỉ quan tâm đến một yếu tố, không hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng.
- Nhà hàng:
+ Lần lượt bỏ đi từng yếu tố + Cất tấm biển.
Nhà hàng thiếu chính kiến, thiếu suy nghĩ khi hành động.
Phê phán người thiếu suy nghĩ, không có lập trường cá nhân khi làm việc.
Tiếng cười châm biếm, đả kích, phê phán những người không có chính kiến, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, dễ nghe và làm theo ý kiến của người khác.
- HS: Trả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Anh khoe của khi nhà đang có việc lớn (đám cưới) và chính anh ta là nhân vật chính, lẽ ra anh chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- GV: Anh áo mới thích khoe của đến mức độ nào? Điệu bộ của anh ta ra sao?
- HS trả lời/
- GV nhận xét, kết luận: Anh ta đứng từ sáng đến chiều, ra vẻ bực tức vì chả thấy ai hỏi, ai khen cả. Đến khi trả lời người hỏi anh lại còn giơ cả vạt áo ra để khoe.
- GV: Truyện đã gây cười ở điểm nào? Cười về việc gì?
* Hoạt động 3: 5 phút
- GV: Qua hai câu chụên em hiểu được điều gì?
- HS: Trả lời theo hai ghi nhớ trong SGK/126,128.
* Hoạt động 4: 5 phút
Kể lại câu chuyện “Treo biển” bằng lời văn của em.
- Khoe con lợn để chuẩn bị làm đám cưới.
- Khoe chiếc áo mới may. Của không đáng để khoe.
Phê phán thói hay khoe của một số người.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK /126,128.
IV. LUYỆN TẬP:
Kể lại câu chuyện
4. Củng cố: (2 phút)
Phê phán, châm biếm những người không có chính kiến, không có lập trường tư tưởng và những người có tính hay khoe của.
5. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Chuẩn bị Số từ và lượng từ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 02/12/2019 Ngày dạy: 05/12/2019
Tiết 62: Tiếng Việt
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm số từ và lượng từ :
- Hiểu nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Biết được đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ : + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng:
a. KN bài học:
- Nhận diện được số từ và lượng từ. - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
b. KNS: KN tự nhận thức, giao tiếp
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập, rèn luyện và yêu thích môn học
4. Phát triển năng lực học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề,thuyết trình. thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì?
3. Bài mới (35 phút):
* Dẫn dắt: Trong giao tiếp chúng ta thường xuyên phải sử dụng “chữ số”
để biểu thị một hoạt động, sự vật nào đấy. Vậy trong văn học những “chữ số” ấy được gọi tên là gì? có chức năng gì trong câu thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm của số
từ.(15 phút)
- GV gọi HS đọc ví dụ 1a, 1b trong SGK
? Em hãy cho biết các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- HS trả lời, GV kết luận: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số lượng cho các danh từ: chàng, ván, cơm nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, một đôi.
? Từ" đôi" trong" một đôi" có phải là số từ không? Vì sao?
- HS trả lời, GV kết luận: Từ" đôi"
(một đôi) không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
? Vậy em hiểu thế nào là số từ?
- HS trả lời, GV kết luận và ghi bảng.
? Số từ đứng ở vị trí nào thì gọi là số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự?
- HS trả lời, GV kết luận và ghi bảng.
? Dựa vào VD vừa phân tích em hiểu thế nào là số từ?
HĐ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về