Mác gửi Ăng-ghen, 23 tháng năm 1868 mác gửi Ăng-ghen, 23 tháng năm 1868

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 1 pptx (Trang 111 - 114)

Lần này Líp-nếch đã làm một việc đại ngu ngốc: một là anh ta đã ký tên vào bản kháng nghị của bọn theo chủ nghĩa liên bang Nam Đức, bọn theo thuyết giáo hoàng tối thượng v.v. do đó hoàn toàn đồng nhất với chúng. Hơn nữa, anh ta bao giờ cũng cùng bỏ phiếu với chúng. Hai là, anh ta đã mất hết mọi năng lực sáng tạo đến mức La-xke-rơ bẻm mép có thể nói  mà nói đúng  với anh ta rằng anh ta lặp lại chính cái bài diễn thuyết mà anh ta đã lặp lại mấy tuần lễ trước đây trong tất cả các cuộc hội nghị dân chúng102. Svai-xơ xảo quyệt chỉ phát biểu bênh vực công nhân đã hoàn toàn lấn át anh ta.

Còn tờ báo nhỏ của anh ta1

, như anh thấy, đã làm những việc không tưởng tượng nổi, ngày càng ngu xuẩn hơn.

Xin gửi trả anh thư của Boóc-cơ-hai-mơ.

Ph.Ă. của anh

Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F.Engels und K.Marx". Bd. IV, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn trong Marx Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 4, 1931 và trong C.Mác và Ph.Ăng- ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t. XXIV, 1931

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức 47 mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ --- --- 1 "Demokratisches Wochenblatt".

220 mác gửi Ăng-ghen, 6 tháng ba 1868 mác gửi Ăng-ghen, 6 th áng ba 1868 221

Phrết thân mến!

Theo tôi thì anh đã không đúng khi sợ giới thiệu với những người tầm thường Anh, bạn đọc của tạp chí, những công thức giản đơn như T H T. Trái lại, nếu anh, giống như tôi, buộc phải đọc những bài về kinh tế học của La-lo, Héc-bớc Xpen-xơ, Ma-clê-ốt, v.v. trên tờ "Westminster Review" v.v. thì anh sẽ thấy rằng tất cả bọn họ đều ngập trong những điều tầm thường về kinh tế học và họ cũng biết rằng chúng làm cho bạn đọc chán ngấy, do đó ra sức tô điểm cho những tác phẩm bôi bác của mình bằng những tiếng lóng giả triết học hoặc giả khoa học. Cái tính chất giả khoa học ấy tuyệt nhiên không làm cho nội dung (bản thân nội dung này bằng không) dễ hiểu hơn. Trái lại, toàn bộ ảo thuật là để lừa bịp bạn đọc và buộc họ phải nghĩ nát óc ra, cho đến lúc anh ta rút cục đi đến một kết luận làm cho người ta yên tâm là đằng sau những từ ngữ lạ hoắc ấy chỉ che đậy loci communes1

. Thêm vào đó, bạn đọc của "Fortnightly" cũng như của "Westminster Review" tự mãn cho rằng bản thân mình là người thông minh nhất ở Anh (chứ chưa nói những nơi khác). Song, nếu như anh thấy được những cái mà ngài Giêm-xơ Hát-tri-xơn Xtiếc-linh cả gan cống hiến cho công chúng không những trên sách mà cả trên tạp chí với tính cách là "điều bí mật của Hê-ghen"2

 mà bản thân Hê-ghen cũng không hiểu nổi 

thì anh sẽ tin rằng (cần biết rằng ngài Giêm-xơ Hát-tri-xơn Xtiếc-linh được coi là nhà tư tưởng lớn) quả thực anh quá ư câu nệ. Người ta đòi hỏi cái mới - mới về hình thức và nội dung.

Theo tôi thì một khi anh muốn bắt đầu từ chương hai103

--- ---

1 điều hiển nhiên ai cũng biết, điều đã nghe nhàm tai.

2ám chỉ cuốn sách của Giêm-xơ Xtiếc-linh. "Bí mật của Hê-ghen: nguồn gốc, nguyên tắc, hình thức và nội dung của hệ thống Hê-ghen".

222 mác gửi Ăng-ghen, 23 tháng năm 1868 mác gửi Ăng-ghen, 23 tháng năm 1868 223

ở chương một bạn đọc sẽ thấy sự giải thích mới đối với vấn đề giá trị và tiền104), thì anh cần sử dụng những tài liệu dưới đây làm lời dẫn, - đương nhiên dưới hình thức mà anh cho là thích hợp với anh hơn.

T. Tu-cơ trong những công trình nghiên cứu của mình về lưu thông tiền tệ1

nhấn mạnh rằng tiền tệ làm chức năng tư bản sẽ quay về điểm xuất phát của mình (reflux of money to its point of issue), còn làm chức năng phương tiện lưu thông giản đơn thì không quay về điểm xuất phát. Sự khác nhau đó, ngoài những vấn đề khác mà ngài Giêm-xơ Xtiu-át2

đã xác định từ lâu trước Tu-cơ, chỉ được Tu-cơ sử dụng để bác bỏ luận điểm của những người ủng hộ currency principle105, theo luận điểm này thì việc phát hành tiền tín dụng (ngân phiếu v.v.) có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Còn tác giả của chúng ta thì trái lại, lấy cái hình thức lưu thông đặc thù ấy của tiền tệ làm chức năng tư bản ("thực hiện chức năng của tư bản", A. Xmít106) làm điểm xuất phát để nghiên cứu tính chất của bản thân tư bản và trước hết là để giải đáp vấn đề: làm thế nào mà tiền, hình thức độc lập ấy của giá trị, biến thành tư bản? ("chuyển hoá thành tư bản" là thuật ngữ chính thức).

Các nhà doanh nghiệp đủ loại, Tuyếc-gô nói, "có một điểm chung là họ mua để bán, việc mua của họ là sự ứng trước sẽ quay trở lại với họ"107. Mua để bán, trên thực tế, đó là sự giao dịch trong đó tiền làm chức năng tư bản và đòi hỏi điều kiện là tiền sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, đối lập với

bán để mua, trong đó tiền chỉ phải làm chức năng phương --- ---

1T. Tu-cơ. "Nghiên cứu các quy luật lưu thông tiền tệ; mối liên hệ của lưu thông tiền tệ với giá cả và tính hợp lý của việc tách rời phát hành giấy bạc khỏi nghiệp vụ ngân hàng".

2G. Xtiu-át. "Nghiên cứu về những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị".

tiện lưu thông. Trình tự khác nhau của hành vi bán và mua đem lại cho tiền hai sự vận động lưu thông khác nhau.

224 mác gửi Ăng-ghen, 6 tháng ba 1868 mác gửi Ăng-ghen, 6 th áng ba 1868 225

Cái ẩn giấu ở đây, đó là trạng thái khác nhau của bản thân giá trị

được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Để cho rõ ràng, tác giả đã cho hai sự vận động lưu thông khác nhau đó những công thức sau đây v.v và v.v..

Tôi cho rằng, nếu như anh sử dụng những công thức ấy thì anh sẽ giảm nhẹ được công việc cho bản thân cũng như cho bạn đọc.

Về những điểm khác trong thư, tôi sẽ trả lời sau. Trong số mụn nhọt chỉ còn lại mỗi một cái nhưng cũng sẽ nhanh chóng tan đi. Thứ tư trước tôi đã giảng bài (khoảng một giờ mười lăm phút) về tiền công (chuyên nói về hình thái của nó) trước khoảng một trăm đại biểu của công nhân Đức108. Hôm ấy tôi cảm thấy rất khó ở và người ta khuyên tôi đánh điện nói rằng tôi không đi được. Nhưng điều đó là không thể được, vì một số người từ những khu vực rất xa của Luân Đôn đã đến. Cho nên tôi đã đến đó. Mọi việc diễn ra rất tốt đẹp, và sau khi giảng bài tôi cảm thấy dễ chịu hơn trước đó.

Tôi đã nhượng bộ La-phác-giơ, vị bác sĩ gia đình của tôi, nhiều đến mức cho tới nay tôi vẫn còn chưa đi Viện bảo tàng1

. Song có lẽ mấy tuần nay tôi đã suy nghĩ hơi quá mức mọi vấn đề ở nhà.

Nếu có thể thì cuối tuần tới (chẳng hạn thứ bảy), tôi sẽ đi Man-se-xtơ cùng với cháu Tút-xi. Nhưng anh phải gửi cho tôi tiền đi đường và mấy si-linh để lại cho vợ tôi.

Lẽ tự nhiên cháu Tút-xi hầu như ngày nào cũng nhắc tôi về chuyến đi.

Xin gửi kèm theo đây bức thư mới của Líp-nếch.

--- ---

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 1 pptx (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)