số giá trị thặng dư được sản xuất ra trong một ngành sản xuất nhất định là điều không quan trọng đối với trường hợp đang được nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu
100v 400c
100m
= 20%, do giá trị của tiền giảm xuống
10 1 , ta sẽ có 110v 400c 110m
(ở đây giả định giá trị
của tư bản bất biến giảm xuống), thì việc nhà sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ chiếm được cho mình một nửa giá trị thặng dư do bản thân hắn sản xuất ra cũng không quan trọng gì. Tỷ suất lợi nhuận của hắn sẽ là
110v 400c
55m
, nghĩa là lớn hơn trước kia: 100v
400c 50m
. Ký hiệu m được duy trì ở đây nhằm chỉ rõ ngay trong bản thân biểu thức về mặt chất lượng, rằng lợi nhuận do đâu mà có.
Song đã đến lúc anh phải biết rõ phương pháp trình bày tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy, tôi phác qua cho anh thấy trên những nét
chung nhất quá trình hình thành tư tưởng của tôi. Như anh đã biết, trong quyển hai11 sẽ mô tả quá trình lưu thông của tư bản trên cơ sở những tiền đề đã được trình bày trong quyển một. Cho nên sẽ có những định nghĩa mới về hình thái xuất phát từ quá trình lưu thông, như tư bản cố định và tư bản lưu động, chu chuyển của tư bản, v.v.. Sau hết, trong quyển một chúng ta bằng lòng với giả thiết rằng nếu trong quá trình tăng giá trị, 100 p.xt. biến thành 110, thì 110 ấy sẽ tìm thấy trên thị trường những nhân tố mà nó lại chuyển hoá thành. Bây giờ chúng ta nghiên cứu những điều kiện của sự tìm thấy ấy, tức là sự đan xen nhau của các tư bản, các bộ phận hợp thành của tư bản và các khoản thu nhập (=m) khác nhau về mặt xã hội.
Kế đó, trong quyển ba11 chúng ta sẽ xem xét sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành các hình thái khác nhau và các bộ phận cấu thành tách riêng nhau của nó.
I. Đối với chúng ta, lợi nhuận trước hết chỉ là cách gọi khác hoặc phạm trù khác của giá trị thặng dư. Vì nhờ vào hình thái tiền công mà toàn bộ lao động biểu hiện ra như đã được trả công, cho nên dường như tất nhiên phần không được trả công của nó được sản sinh ra không phải từ lao động, mà là từ tư bản, hơn nữa, không phải từ tư bản bất biến mà là từ toàn bộ tư bản nói chung. Do vậy mà giá trị thặng dư có được dưới hình thức lợi nhuận - không có sự khác nhau về số lượng giữa hai hình thái đó. Đó chỉ là hình thức biểu hiện có tính chất ảo giác của giá trị thặng dư.
Tiếp đến, bộ phận tư bản tiêu hao trong sản xuất hàng hoá (tư bản bất biến và tư bản khả biến ứng trước để sản xuất hàng hoá
trừ đi bộ phận tư bản cố định được sử dụng nhưng chưa phải đã tiêu dùng) bây giờ biểu hiện dưới hình thức chi phí sản xuất
[Kostpreis] hàng hoá, vì đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất hàng hoá là phần giá trị hàng hoá mà nhà tư bản phải chi phí cho hàng hoá, còn lao động không được trả công nằm trong đó, theo quan điểm của nhà tư bản, thì ngược lại, không nằm trong chi phí sản xuất hàng hoá. ở đây giá trị thặng dư bằng lợi nhuận, bây giờ biểu hiện dưới hình thức số trội hơn của giá bán hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó. Vậy, nếu như ta dùng ký hiệu W chỉ giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất là K, thì W = K + m, do đó, W - m = K, nghĩa là W lớn hơn K. Phạm trù mới về chi phí sản xuất rất cần thiết để trình bày vấn đề một cách chi tiết hơn. Ngay từ đầu đã thấy rõ là nhà tư bản vẫn kiếm được lời khi bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó (miễn là cao hơn chi phí sản xuất của nó), mà đó là
quy luật cơ bản để hiểu được sự san bằng do cạnh tranh tạo ra. Vậy là, nếu như lợi nhuận khác với giá trị thặng dư ban đầu chỉ là về hình thức, thì trái lại, sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư lại thể hiện ra là một sự khác nhau hiện
180 mác gửi Ăng-ghen, 30 tháng tư 1868 mác gửi Ăng-ghen, 30 tháng tư 1868 181
thực, vì rằng trong trường hợp này ta có
vm m , còn trong trường hợp kia ta có v c m , do đó thấy ngay rằng do chỗ v m lớn hơn v c m ,
thành thử tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư,
miễn là C không bằng 0.
Nhưng, từ những điều trình bày ở quyển II có thể thấy rằng không nên tính tỷ suất lợi nhuận đối với một hàng hoá bất kỳ nào, chẳng hạn sản phẩm hàng hoá của một tuần, rằng ở đây
vc c
m