Mác gửi Ăng-ghen, 22 tháng tư 1868 mác gửi Ăng-ghen, 22 tháng tư 1868

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 1 pptx (Trang 86 - 88)

của sự hạ thấp tiền công là do chỗ sự biến đổi của tiền công chỉ thích ứng dần dần với sự biến đổi của giá trị tiền tệ. (Như đã xảy ra vào cuối thế kỷ XVI và trong thế kỷ XVII). Nếu như ngược lại, đồng thời với sự tăng giá trị của tiền, tiền công hạ xuống không theo cùng một tỷ lệ, thì tỷ suất giá trị thặng dư hạ xuống, cho nên caeteris paribus1

, tỷ suất lợi nhuận cũng hạ xuống.

Hai sự vận động ấy, tỷ suất lợi nhuận tăng lên khi giá trị của tiền tệ hạ xuống và tỷ suất lợi nhuận hạ xuống khi giá trị của tiền tăng lên diễn ra trong những điều kiện trên đây chỉ là do tình hình giá cả lao động còn chưa tương ứng với giá trị mới của tiền tệ. Những hiện tượng đó (mà sự giải thích thì người ta đã biết từ lâu) sẽ chấm dứt chỉ khi nào giá cả lao động tương ứng với giá trị tiền tệ.

ở đây nảy sinh một khó khăn. Các nhà gọi là lý luận gia nói rằng: hễ giá cả lao động tương ứng với giá trị mới của tiền tệ, chẳng hạn được nâng lên khi giá trị tiền tệ hạ xuống, thì cả hai 

lợi nhuận và tiền công  được biểu hiện bằng số tiền tệ tăng lên một cách tương ứng. Do đó tỷ lệ giữa chúng với nhau vẫn không thay đổi. Cho nên không thể có sự thay đổi nào trong tỷ suất lợi nhuận. Các chuyên gia nghiên cứu lịch sử giá cả phản đối ý kiến đó bằng cách dẫn ra những sự thực. Sự giải thích của họ lại thuần tuý là những câu rỗng tuếch.

Toàn bộ khó khăn là ở sự lẫn lộn tỷ suất giá trị thặng dư

với tỷ suất lợi nhuận. Giả định rằng tỷ suất giá trị thặng dư

không thay đổi, chẳng hạn 100%; trong trường hợp này, khi giá trị tiền tệ hạ xuống 1/10, tiền công sẽ được nâng từ 100 pao xtéc-linh (ví dụ đối với 100 người) lên 110 và giá trị thặng dư --- ---

1 - khi những điều kiện khác như nhau.

cũng được nâng lên 110. Cùng một tổng lượng lao động ban đầu biểu hiện thành 200 p.xt., nay thành 220 pao xtéc-linh. Vậy là nếu như giá cả lao động tương ứng với giá trị tiền tệ thì dù giá trị tiền tệ có xảy ra sự biến đổi gì đi nữa, tỷ suất giá trị thặng dư vẫn sẽ không tăng cũng không giảm. Nhưng giả định rằng giá trị của các yếu tố hoặc một số yếu tố của bộ phận cố định của tư bản hạ xuống do sự tăng năng suất lao động mà những yếu tố ấy là sản phẩm. Nếu như sự giảm giá trị của chúng lớn hơn sự giảm giá trị của tiền tệ, thì giá cả của chúng hạ xuống, bất chấp giá trị tiền tệ hạ xuống. Nếu như sự hạ thấp giá trị của chúng chỉ tương ứng với sự hạ thấp giá trị của tiền, thì giá cả của chúng không thay đổi. Giả định chúng ta đứng trước trường hợp sau.

Giả định, chẳng hạn, trong một ngành công nghiệp đặc biệt nào đó, tư bản là 500, gồm có 400 c x 100 v (trong tập hai, tôi định thay

400 c

, v.v. bằng 400 c, v.v., vì viết như thế tiện lợi hơn.

ý anh thế nào về việc này?) Trong trường hợp này, khi tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, thì chúng ta có tỷ suất lợi nhuận

400c + 100 v // + 100 m = 500 100

= 20%.

Nếu giá trị tiền tệ hạ xuống 1/10, do đó tiền công tăng lên đến 110, thì giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. Nếu trong tình hình đó giá cả tiền tệ của tư bản cố định không thay đổi, vì giá trị của các bộ phận hợp thành của nó do sự tăng năng suất lao động mà hạ thấp 1/10, thì bây giờ sẽ có: 400 c + 110 v // + 110 m, hoặc tỷ suất lợi nhuận là

510 110

= 21 50 29

%; do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng gần 1

2 1

%, trong khi đó tỷ suất giá trị thặng dư, 110v 110m

vẫn là 100% như trước.

170 mác gửi Ăng-ghen, 6 tháng ba 1868 mác gửi Ăng-ghen, 6 th áng ba 1868 171

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 1 pptx (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)