8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Đào tạo và hoạt động đào tạo
1.2.2.1. Đào tạo
Đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống.
Theo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,…một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách [33]
Đào tạo, cùng với nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng đồng, là hoạt động đặc trưng của trường đại học. Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể.
với một trình độ nghề nghiệp nhất định. Xem xét từ góc độ chuyển giao kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế lao động cho người học, đào tạo được cấu thành bởi các thành tố cấu trúc gồm mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các HĐĐT.
Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt động cùng nhau của thầy và trò trong một môi trường dạy học xác định. Xét từ góc độ này đào tạo bao gồm các thành tố: hoạt động dạy của giảng viên; hoạt động học của SV; và môi trường đào tạo (môi trường vật chất và môi trường tinh thần, môi trường văn hóa). Qua đó, có thể hiểu đào tạo là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người, nhóm người (giáo viên) nhằm tạo ra một số sự nhận thức, một số kỹ năng hoạt động phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát triển chúng nó lên bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí não, hay hoạt động chân tay. Hay nói cách khác, đào tạo là tạo ra cái mới hoàn toàn, chứ không phải là cái có sẵn. Muốn giáo dục thành công thì cần phải thông qua công tác đào tạo. Vì vậy, giáo dục và đào tạo có mối liên hệ rất mật thiết với nhau.
1.2.2.2. Hoạt động đào tạo
HĐĐT đại học là hoạt động cơ bản nhất và quan trọng nhất của quá trình đào tạo đại học. Nó là một hoạt động giáo dục nghề nghiệp đặc thù và tồn tại như một hệ thống. Hoạt động này có cấu trúc bao gồm: sứ mạng và mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, người dạy và người học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, kết quả dạy học, trang thiết bị - cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tài chính và tổ chức quản lý đào tạo. Hoạt động này diễn ra trong môi trường xã hội chính trị và môi trường khoa học, kỹ thuật nhất định.
Tiếp cận theo các công việc khi tổ chức HĐĐT trong Nhà trường bao gồm các vấn đề, chia thành các khâu như sau:
- Đầu vào: đánh giá nhu cầu đào tạo, tuyển sinh, xây dựng CTĐT, điều kiện đảm bảo thực hiện CTĐT
- Quá trình đào tạo: các HĐĐT như dạy học, NCKH,…
- Đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và dạy học, xét công nhận tốt nghiệp, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Theo đó, HĐĐT là các tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, hệ thống của nhà giáo dục tới người học nhằm giúp cho người học có được phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. HĐĐT là hoạt động trên phạm vi toàn nhà trường. Tất cả các nội dung của HĐĐT đều được thực hiện xuyên suốt trong quá trình người học tham gia học tập tại trường. Hiểu rõ được các nội dung của HĐĐT thì sẽ xác định và đưa ra được các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HĐĐT trong
nhà trường.
Tóm lại, HĐĐT là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, CSVC và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể.