Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

- CĐR ở bậc đại học là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Vì vậy, CĐR nếu không xác định rõ ràng, chính xác sẽ làm cho quá trình đào tạo lệch hướng, mất cân đối và xa rời mục tiêu CTĐT.

- CTĐT ở bậc đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác.

- Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD nhằm giúp cho người học bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết, kỹ năng thực hành nghề nghiệp đáp ứng chuẩn năng lực góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng HĐĐT ngành QTKD cũng như đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động và thị trường lao động.

- SV sau khi tốt nghiệp làm việc tại các đơn vị, DN có thể sử dụng những kiến thức cũng như kỹ năng đã được rèn luyện trong quá trình học tập để phát triển nghề nghiệp. Từ đó, đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

- Việc rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD nhằm giúp SV học ngành QTKD hình thành khả năng làm việc, năng lực nghề nghiệp và sau khi tốt nghiệp sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành trong quá trình học tập để làm việc tại các đơn vị, DN. Đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu phát triển liên tục sau đào tạo, thậm chí suốt đời của mỗi cá nhân trong lao động nghề nghiệp.

Đây cũng là minh chứng để Nhà trường giải trình với xã hội về cam kết chất lượng đào tạo. Đồng thời, thực hiện biện pháp cũng giúp Nhà trường thu hút được nguồn tuyển sinh hàng năm, nâng cao chất lượng đầu vào.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Việc xây dựng và phát triển các ngành đào tạo là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với sứ mệnh xây dựng và phát triển Nhà trường trong khu vực và cả nước nâng cao chất lượng của ngành QTKD và nâng cao uy tín của Trường. Do đó, việc rà soát và điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD là cần thiết.

đòi hỏi tất cả các khâu và các quá trình đào tạo phải phối hợp nhịp nhàng

- Việc rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp/chuyên môn và các yếu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề nghiệp. Xây dựng CĐR và CTĐT là căn cứ để tiến hành đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy học. Do đó, cần nghiên cứu phân tích rõ đặc điểm chuyên môn nghề, phân tích các công việc thực hành thực tế trong môi trường lao động nghề nghiệp cụ thể để thiết kế, xây dựng CTĐT đảm bảo tăng cường năng lực hành động và thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp (định hướng, nghiên cứu và thực hiện hành động...) cho SV.

- Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT theo định hướng các mục tiêu học tập cụ thể để hình thành năng lực chuyên môn. Các chương trình không chỉ bao hàm mục tiêu học tập/đào tạo mà còn phản ánh cả các khía cạnh nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập, KT - ĐG… Ngoài ra, tạo điều kiện thường xuyên cập nhật tri thức, kỹ năng mới và khuyến khích sự sáng tạo của người học.

- Giảm thời lượng hoặc bỏ bớt những môn học không cần thiết và điều chỉnh cho phù hợp với CTĐT trong tình hình thực tế.

- Thay thế những môn học không phù hợp bằng những môn học tương đương và gắn với thực tế đào tạo.

- Thiết kế, cải tiến mục tiêu, nội dung CTĐT các ngành theo hướng đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Chú trọng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp; giảm tải các học phần mang nặng tính lý thuyết, tăng cường hoạt động thực hành thực tế và các kỹ năng thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp; bổ sung các học phần tự chọn trên nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn của khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CĐR, cập nhật CTĐT được thực hiện trên cơ sở khảo sát nhu cầu thị trường lao động, phản hồi của SV đã tốt nghiệp cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực của các cơ sở sử dụng lao động, doanh nghiệp.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng các Phòng/Khoa, Trưởng các bộ môn, các chuyên gia thuộc bộ môn, đại diện các nhà tuyển dụng/sử dụng lao động.

- Ban chỉ đạo rà soát, điều chỉnh CTĐT theo CĐR tổ chức các phiên họp, thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch, cách thức triển khai, các nguồn lực cần thiết và giao nhiệm vụ cho Khoa xây dựng CĐR của các ngành/chuyên ngành đào tạo thuộc quản lý của Khoa.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bên liên quan cho việc rà soát và điều chỉnh CĐR các CTĐT nhằm lắng nghe các lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và đại diện các nhà tuyển dụng đưa ra các ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng CĐR để hoàn thiện CĐR của từng CTĐT.

- Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Giám hiệu về quy định chương trình chi tiết các học phần của ngành QTKD: căn cứ vào tình hình thực tế trình độ chuyên môn của đơn vị đến thời điểm hiện tại mà xây dựng CTĐT chi tiết gắn với thông tin về giảng viên, mục tiêu, nội dung môn học, hình thức dạy học, quy định đối với môn học, phương pháp KT - ĐG học phần, đồng thời phải đảm bảo được mục tiêu của chuẩn năng lực, nhận thức cho người học đáp ứng yêu cầu của phát triển trong nước và hội nhập quốc tế.

- Các Khoa tiến hành rà soát, điều chỉnh CĐR dựa trên sự thay đổi của các văn bản quy định của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Trường ĐH TC - KT và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc gia, quốc tế, tiêu chuẩn nghề nghiệp… các kết quả khảo sát các bên liên quan của CTĐT về chất lượng đào tạo, kết quả đánh giá chất lượng CTĐT theo CĐR để hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra CTĐT.

- Phòng Quản lý - Đào tạo phối hợp với Phòng Thanh tra và Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng triển khai thực hiện khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan như cựu SV, nhà tuyển dụng, giảng viên…về CĐR và CTĐT ngành QTKD; Đồng thời tổ chức hội thảo, tọa đàm, tổ chức chuyên đề về CĐR của CTĐT ngành QTKD; Tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bên liên quan cho việc rà soát và điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD nhằm lắng nghe các lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và đại diện các nhà tuyển dụng đưa ra các ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng, rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD.

- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng phối hợp cùng Phòng Quản lý - Đào tạo tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả góp ý, điều tra khảo sát của các bên liên quan theo các nguyên tắc: Đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc học, ngành học; Đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp tương lai (chuẩn nghề nghiệp); Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng cá nhân; Năng lực đầu ra thể hiện các mức kiến thức, kỹ năng sau cùng của SV tốt nghiệp.

- Khoa QTKD phối hợp cùng Phòng Quản lý - Đào tạo tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học, nội dung các học phần cần được thiết kế, xây dựng hướng đến việc hình thành những năng lực vừa cụ thể, vừa khái quát cho một ngành nghề đào tạo nhằm định hướng cho SV con đường mà các em sẽ hướng tới trong tương lai trên cơ sở những kết quả mà SV được đào tạo trong thời gian học. Kết quả mong đợi cuối cùng đặt ra mức độ tối thiểu mà người học cần phải thực hiện được về mặt kiến thức và các năng lực hoạt động nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo.

CTĐT được thiết kế dưới dạng mô-đun, trong đó GV phải thiết kế các hoạt động đa dạng, các hoạt động đó không chỉ đóng khung trong nhà trường mà còn mở rộng trong phạm vi gia đình và ngoài xã hội. Bởi vì, việc hình thành và phát triển năng lực cần phải trải qua thời gian dài, được trải nghiệm trong những điều kiện, môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Mặt khác, GV phải định hướng cho SV kiến tạo những kiến thức và kỹ năng để hình thành năng lực mới, thích ứng với môi trường sống và hoạt động

nghề nghiệp luôn thay đổi.

- Khoa QTKD tiến hành rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT trên cơ sở văn bản chủ đạo của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học TC - KT, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc gia, tiêu chuẩn nghề nghiệp,...

- Khoa QTKD tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung các học phần dựa trên việc thiết kế, xây dựng hướng đến việc hình thành những năng lực vừa cụ thể, vừa khái quát cho ngành QTKD nhằm định hướng cho SV hướng đến tương lai trên cơ sở những kết quả mà SV được đào tạo trong thời gian học.

- CB, GV có kinh nghiệm của Khoa tiến hành mời các chuyên gia cùng phối hợp phân tích công việc để xác định rõ CĐR về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện công việc và những thông tin cần thiết khác khi kết thúc CTĐT. Đồng thời, phản ánh được những nhiệm vụ chủ yếu mà SV thực hiện được sau khi tốt nghiệp khóa học.

- GV khoa QTKD tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học, nội dung các học phần cần được thiết kế, xây dựng hướng đến việc hình thành những năng lực vừa cụ thể, vừa khái quát cho một ngành nghề đào tạo nhằm định hướng cho SV con đường mà các em sẽ hướng tới trong tương lai trên cơ sở những kết quả mà SV được đào tạo trong thời gian học. CTĐT của ngành học phải có tính kế thừa, tránh trùng lặp, tạo kiến thức, nâng cao tính tự học của SV làm tăng hiệu quả đào tạo; Có sự liên thông giữa các chương trình, các bậc học…Đảm bảo hiệu suất đào tạo bằng cách lắp ghép để nhiều học phần có thể dùng chung cho các CTĐT khác nhau, chia thành khối giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp nhất là trong thời đại Trường học đa ngành, đa nghề.

- GV tiến hành rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD xây dựng theo hướng đa dạng hình thức tổ chức dạy học như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được thực hiện trong lớp học, trải nghiệm thực tế, tham quan học tập. Các hoạt động học tập được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau như: học theo dự án, thực hành, workshop, trực quan, tự học, tự nghiên cứu.

- GV phải định hướng cho SV kiến tạo những kiến thức và kỹ năng để hình thành năng lực mới, thích ứng với môi trường sống và hoạt động nghề nghiệp luôn thay đổi.

- Việc rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT cần được xây dựng theo hướng rèn SV tổ chức dạy học trong môi trường mở nghĩa là không chỉ đóng khung trong học đường mà còn tiếp cận với cuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động tích hợp (thực tế và tự học, tự rèn luyện). Các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được thực hiện trong lớp học, vườn trường, trải nghiệm thực tế, tham quan học tập. Các hoạt động học tập được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau như: học theo dự án, thực hành, workshop, trực quan, tự học, tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 84 - 87)