8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT
Chủ thể của quản lý CTĐT ở trường Đại học là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trưởng các Khoa chuyên môn và các bộ phận có liên quan. Các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào từng khoa, từng ngành, từng chuyên ngành cụ thể để chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. Hàng năm, phải xây dựng KHĐT cụ thể cho từng lớp, từng khóa, từng môn; thời gian học, thi, nghỉ hè và các ngày lễ tết.
Căn cứ vào khung chương trình chung và thời gian đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học sẽ chủ động điều chỉnh môn học, biên soạn đề cương các môn học còn thiếu trong chương trình khung cụ thể cho phù hợp với tình hình phát triển của Nhà trường.
Quản lý CTĐT ngành QTKD bao gồm quản lý các nội dung về mục tiêu CTĐT; CĐR CTĐT; nội dung CTĐT; khối lượng kiến thức của CTĐT ngành; kế hoạch giảng dạy; phương pháp đánh giá đối với mỗi học phần; đề cương chi tiết học phần và các chính sách, pháp lý có liên quan để làm cơ sở xây dựng CTĐT; CTĐT được định kỳ rà soát, xây dựng, điều chỉnh phù hợp với CĐR.
Nội dung quản lý CTĐT ngành QTKD trong Nhà trường bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát CTĐT. Việc phát triển CTĐT đối với các ngành, chuyên ngành mở mới hoặc việc cập nhật, rà soát, đánh giá đối với các CTĐT hiện hành của Nhà trường cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Người CBQL xây dựng kế hoạch cần xác định rõ từng thời điểm tiến hành, nội dung triển khai và kế hoạch thực hiện để chỉ đạo các Khoa, Phòng thực hiện.
- Xây dựng quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm xây dựng, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT (các quyết định thành lập các hội đồng
xây dựng và thẩm định CTĐT, các văn bản giao nhiệm vụ cho cá nhân/đơn vị, văn bản quy định, hướng dẫn…).
- Xây dựng quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần (các quyết định thành lập các hội đồng/ban chỉ đạo/tổ nhóm xây dựng, điều chỉnh CĐR CTĐT/học phần, văn bản quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm…)
- Xây dựng kế hoạch và lấy ý kiến đóng góp, phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, thẩm định, điều chỉnh CTĐT hay CĐR cho CTĐT/học phần.
Để quản lý tốt việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT, Hiệu trưởng nhà trường cần triển khai các công việc như sau:
- Có kế hoạch chỉ đạo chung về phát triển, rà soát, điều chỉnh CTĐT cho các Khoa, Phòng, Ban về quy trình xây dựng CTĐT. Trên cơ sở đó, các Khoa tiến hành phân công giảng viên xây dựng đề cương chi tiết học phần.
- Tổ chức tập huấn cho CB, GV về xây dựng và phát triển CTĐT.
- Tổ chức các Hội thảo khoa học về các vấn đề có liên quan đến xây dựng CTĐT, rút ra những ưu nhược điểm của CTĐT hiện hành. Từ đó, đề xuất các biện pháp để tiến hành rà soát, điều chỉnh CTĐT mang tính hiệu quả, phù hợp tình hình mới.
- Ban hành đề cương chính thức của từng ngành, từng học phần và phổ biến kế hoạch giảng dạy dựa trên CĐR đến người học.
- Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định.