8. Cấu trúc của luận văn
2.5.5. Thực trạng quản lý thi, KT-ĐG kết quả học tập của người học ngành
Tùy đặc thù của từng môn học và từng ngành, chuyên ngành đào tạo mà nội dung thi, hình thức thi, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo khác nhau. Hiện nay, ở các trường Đại học, nội dung, hình thức thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học theo quy định của Nhà trường. Tuy nhiên, GV có thể thực hiện KT - ĐG theo cách riêng của mình đối với học phần mà mình giảng dạy trực tiếp đối với nội dung kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra định kỳ.
Để đánh giá thực trạng quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 28 CBQL và 89 GV. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học ngành QTKD
TT Nội dung đánh giá
CBQL GV ĐTB 3,85 Thứ bậc ĐTB 3,21 Thứ bậc
1 Xây dựng quy trình và lựa chọn các hình thức thi,
KT- ĐG kết quả học tập của người học phù hợp 3,68 9 3,65 5 2 Xây dựng quy định, hướng dẫn, kế hoạch về KT-
ĐG và có phân công trách nhiệm cụ thể 3,89 4 3,66 4 3 Tổ chức triển khai thi và KT- ĐG phù hợp đối với
từng học phần 3,86 5 3,63 6
4 Xây dựng quy chế thi, KT - ĐG rõ ràng dựa trên
CĐR và công bố công khai đến CB, GV và SV 4,04 2 3,67 3 5 Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng 3,79 6 3,35 9 6 Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ngân hàng đề
TT Nội dung đánh giá CBQL GV ĐTB 3,85 Thứ bậc ĐTB 3,21 Thứ bậc
7 Xây dựng kế hoạch kiểm tra tháng, học kì, năm
học 3,79 7 3,61 7
8 Điều chỉnh kế hoạch dạy học dựa trên kết quả
kiểm tra 3,71 8 3,36 8
9 Tổng kết kết quả học tập của từng môn, từng học
kì, năm học 4,00 3 3,79 1
10 Thường xuyên cải tiến các hình thức KT - ĐG 3,64 10 3,30 10 Kết quả đánh giá ở bảng 2.16 cho thấy tổng trung bình chung các nội dung ở mức đánh giá thực hiện “Tốt” (ĐTB đánh giá của CBQL là 3,85, của GV là 3,21; nằm trong khoảng 3,21 – 4,20).
Đối với CBQL, các nội dung được đánh giá thực hiện ở mức cao là nội dung 6 “Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ngân hàng đề thi” (ĐTB=4,11, xếp thứ 1), nội dung 4 “Xây dựng quy chế thi, KT - ĐG rõ ràng dựa trên CĐR và công bố công khai đến CB, GV và SV” (ĐTB=4,04, xếp thứ 2) và nội dung 9 “Tổng kết kết quả học tập của từng môn, từng học kì, năm học” (ĐTB=4,00, xếp thứ 3). Các nội dung còn lại xếp ở mức thấp hơn. Đáng chú ý là nội dung 10 “Thường xuyên cải tiến các hình thức KT - ĐG” (ĐTB=3,64, xếp cuối cùng), nội dung 1 “Xây dựng quy trình và lựa chọn các hình thức thi, KT- ĐG kết quả học tập của người học phù hợp” (ĐTB=3,68, xếp thứ 9).
Đối với GV, các nội dung có kết quả đánh giá ở mức thực hiện tốt là nội dung 9 “Tổng kết kết quả học tập của từng môn, từng học kì, năm học” (ĐTB=3,79, xếp thứ 1), nội dung 6 “Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ngân hàng đề thi” (ĐTB=3,69, xếp thứ 2) và nội dung 4 “Xây dựng quy chế thi, KT - ĐG rõ ràng dựa trên CĐR và công bố công khai đến CB, GV và SV” (ĐTB=3,67, xếp thứ 3). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức thấp hơn. Đáng chú ý là nội dung 5,7,8 và 10, lần lượt “Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng”, Xây dựng kế hoạch kiểm tra tháng, học kì, năm học”, “Điều chỉnh kế hoạch dạy học dựa trên kết quả kiểm tra” và “Thường xuyên cải tiến các hình thức KT - ĐG”.
Qua phân tích kết quả trên, nhận thấy rằng, công tác quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học đã được Nhà trường và Khoa thực hiện …. bao gồm từ khâu xây dựng quy định, hướng dẫn, lập kế hoạch KT - ĐG, phân công trách nhiệm thực hiện đến khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Hình thức thi, KT - ĐGđã được Nhà trường quy định trong đề cương chi tiết của từng ngành, từng học phần cụ thể. Lịch thi cũng được Khoa và Nhà trường thông báo trong KHĐT mỗi học kỳ được phê duyệt trước khi bắt đầu vào học kỳ để SV chủ động trong đăng ký học phần, thời khóa biểu môn học.
Bên cạnh đó, Khoa QTKD cũng phối hợp cùng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tiến hành rà soát, đánh giá hình thức KT - ĐG của các học phần được tổ chức giảng dạy trong học kỳ đó, sau đó công bố kết quả thi, KT - ĐGcủa SV để SV kịp thời có kế hoạch đăng ký học lại, học cải thiện điểm ở học kỳ tiếp theo hoặc học kỳ phụ.