Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của

chính – Kế toán

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD, các kết quả khảo sát và dựa trên các nguyên tắc cơ bản, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD nói riêng và của cả trường nói chung.

3.2.1. Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD HĐĐT ngành QTKD

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Nhận thức là cơ sở để hành động, nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD để mọi CBQL, GV, SV hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển ngành học QTKD không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo Nhà rường và các phòng, ban chức năng, mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người. Từ đó mới có thể tạo ra sự đồng bộ trong quá trình giáo dục người học.

- HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT dựa trên các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo, quản lý.

- Đội ngũ CBQL, GV và SV là các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Vì vậy, ngoài việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa của HĐĐT thì cần giúp cho đội ngũ này xác định rõ trách nhiệm cũng như vị trí, vai trò của mỗi thành viên trong Nhà trường đối với HĐĐT ngành QTKD.

- Người CBQL sẽ phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để tổ chức hoạt động đúng hướng, giao quyền cho các thành viên trong tổ chức, khuyến khích họ làm việc có trách nhiệm với công việc được phân công. Việc nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của HĐĐT sẽ thực hiện công tác đào tạo theo đúng mục tiêu đào tạo, xây dựng và thực hiện các chủ trương, biện pháp quản lý cũng như quan tâm đến hiệu quả của công tác quản lý.

- Đối với đội ngũ GV: Sẽ tích cực hơn trong công tác giảng dạy; có ý thức tìm tòi, đầu tư cho bài giảng; áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để có kết quả tốt hơn; có hướng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tạo hứng thú cho người học.

- Đối với SV: Việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT sẽ giúp cho người học có thái độ học tập đúng đắn, có ý thức tự học, tự nghiên cứu trên cơ cở

hướng dẫn của GV để đạt được thành tích cao trong học tập.

Từ đó, giúp cho CBQL, GV cũng như SV có tinh thần cao đối với công việc và ngành học mà mình đang theo đuổi.

Có thể xác định đây là biện pháp quản lý có ý nghĩa thiết thực vì có nhận thức đúng vấn đề thì mới hành động thực tế đúng và cũng là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Ban Giám hiệu, CBQL Nhà trường phải là những người tiên phong trong việc nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo. Vì vậy, trong công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo ở Nhà trường thì Ban giám hiệu, CBQL phải gương mẫu thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà trường triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý hành chính cụ thể để từng bước tác động nâng cao ý thức trách nhiệm của CBQL, GV, SV về HĐĐT.

- Ban Giám hiệu, CBQL Nhà trường hiểu và nắm vững những chủ trương, đường lối, những công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về HĐĐT từng ngành học ở trường đại học. Từ đó triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản ấy cụ thể thành những nội quy, quy định phổ biến đến toàn thể CB, GV và SV để từng cá nhân có thể hiểu, nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD nói riêng và các ngành học khác nói chung.

- Lãnh đạo Nhà trường cần đảm bảo toàn bộ CBQL, GV và SV hiểu được mục tiêu, sứ mạng của Nhà trường. Đồng thời, giúp cho CBQL, GV nhận thức rõ về tầm quan trọng của HĐĐT đối với sự phát triển của Nhà trường, xã hội; hiểu rõ về trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần nâng cao HĐĐT của Nhà trường để từ đó họ tự giác mang hết năng lực của bản thân thực hiện và hoàn thành công việc của cá nhân với trách nhiệm cao nhất.

- Biện pháp này cũng đồng thời giúp SV xác định đúng động cơ, tinh thần và thái độ học tập, từ đó lựa chọn được phương pháp học tập hiệu quả, nắm vững và thực hiện tốt các quy chế, quy định của nhà trường.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng tăng cường quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý HĐĐT để mỗi CBQL phải gương mẫu, nắm vững các văn bản chỉ đạo và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT. Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản chỉ thị, những quy định hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của cấp trên về vấn đề quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị tổ chức các buổi Hội thảo, tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ để trang bị cho CB, GV những kiến thức quan trọng trong việc nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch thực hiện HĐĐT ngành

QTKD.

- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý HĐĐT ngành QTKD cho CB, GV với các hình thức tổ chức đa dạng, phù hợp, khả thi.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện để CBQL nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý HĐĐT ở Nhà trường. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường cũng cử các CBQL, GV đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm một số cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước. Đồng thời phát huy các kinh nghiệm, sáng kiến của các tập thể, cá nhân đã có những thành tích tốt về quản lý HĐĐT.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, phục vụ tốt tạo cho người học môi trường học tập tích cực, chuyên nghiệp, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần tạo uy tín cho Nhà trường.

- Các Phòng chức năng nắm vững nhiệm vụ của mình trong HĐĐT, truyền đạt đến người học CTĐT, KHĐT, đề cương chi tiết của môn học cũng như của ngành học. - Phòng Quản lý đào tạo xây dựng các quy chế, quy định, quy trình, biểu mẫu và văn bản liên quan đến công tác đào tạo.

- Phòng Quản lý đào tạo phối hợp với Khoa QTKD tổ chức các buổi Hội nghị, diễn đàn, các buổi sinh hoạt định kỳ để thông qua đó nâng cao nhận thức của CB, GV và SV ngành QTKD.

- Phòng Công tác SV phổ biến đến SV các quy chế, quy định liên quan đến công tác đào tạo thông qua Tuần sinh hoạt công dân đầu năm học. Nghiên cứu để hướng dẫn SV về mục tiêu, yêu cầu của từng ngành học nhằm giúp SV nắm thật chắc mục tiêu đào tạo, CTĐT của từng ngành học.

- Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Ban Giám hiệu Nhà trường, Lãnh đạo Khoa QTKD gương mẫu, nắm vững các văn bản chỉ đạo và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT.

- Lãnh đạo Khoa QTKD phổ biến mục tiêu, yêu cầu của ngành học QTKD cho SV ngay từ đầu khóa học giúp SV định hướng được tư tưởng khi bước vào môi trường học tập mới, giúp SV xác định được đích cần đạt được sau thời gian học tập, rèn luyện trong môi trường đại học. Đồng thời việc làm này còn giúp SV xác định được các nhiệm vụ học tập phải hoàn thành để đạt được mục đích đề ra.

- Trưởng khoa QTKD tổ chức có kế hoạch các buổi sinh hoạt định kỳ mỗi tháng để nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của HĐĐT, của CTĐT các ngành học thuộc Khoa QTKD, CTĐT chi tiết của từng học phần trong chương trình giảng dạy.

- Trưởng khoa QTKD tổ chức đối thoại, giao ban mỗi tháng với GV cố vấn lớp và SV để trao đổi tâm tư, nguyện vọng của SV về các vấn đề trong học tập, sinh hoạt. Từ đó, giúp SV định hướng được mục tiêu học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn và có thái độ đúng với ngành học mà mình đã chọn.

sinh hoạt Chi đoàn Khoa theo quy định nhằm thúc đẩy tinh thần tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của SV.

- Lãnh đạo Khoa thường xuyên tổ chức theo dõi, giám sát, nhắc nhở tình hình chấp hành nội quy, quy chế Nhà trường của các lớp; Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp.

- Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu Nhà trường, Lãnh đạo Khoa tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, phục vụ tốt tạo cho người học môi trường học tập tích cực, chuyên nghiệp, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần tạo uy tín cho khoa QTKD của Nhà trường.

- Mỗi GV cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT, vai trò, vị trí của từng học phần trong chương trình dạy học. GV phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện được sự nghiệp đổi mới với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

- Bên cạnh đó, GV là tấm gương cho chính bản thân về ý thức trách nhiệm đối với chuyên môn, không ngừng học tập và tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cho SV.

- Thông qua các buổi sinh hoạt lớp định kỳ, GV phổ biến và hướng dẫn cho SV về yêu cầu ngành học, mục tiêu ngành học, mục tiêu của từng môn học; Hướng dẫn SV tìm thông tin ngành học qua các văn bản, tài liệu ở thư viện hay ở văn phòng Khoa.

- GV tham gia biên soạn chương trình chi tiết của từng môn học và phổ biến, hướng dẫn SV thực hiện. Thông qua đó, SV sẽ có được hiểu biết khái quát về môn học, cách thức để thành công trong học tập, cách tìm tài liệu tham khảo,…Từ đó, SV sẽ xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.

- GV tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt tập thể với SV để giúp SV nắm vững mục tiêu học tập, nổ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện.

- GV phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự lớp để kịp thời thông báo các thông tin cần thiết đến SV, nắm bắt thông tin của SV nhằm làm tốt việc quản lý và nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của SV; Phối hợp với Ban Chấp hành chi đoàn, chi hội tổ chức các hoạt động chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống và hoạt động ngoại khóa cho đoàn viên, SV.

- Đối với SV, việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD, sẽ tự giác nâng cao trách nhiệm trong học tập, xây dựng được động cơ học tập đúng đắn.

- Thông qua hoạt động của Nhà trường, sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tham quan học tập các gương điển hình tiên tiến để nâng cao nhận thức cho SV về tầm quan trọng của HĐĐT.

- Thông qua các buổi sinh hoạt với giáo viên cố vấn lớp, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, các buổi đối thoại giữa Nhà trường và sinh viên, đối thoại giữa Khoa

chuyên môn và SV, tăng cường nhận thức cho SV, giúp SV có phương pháp học tập tốt, có ý thức trong học tập và vươn lên trong học tập. Từ đó, giúp SV xây dựng cho bản thân động cơ, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 80 - 84)