Thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán

CTĐT là xuất phát điểm, là xương sống của chất lượng đào tạo. Việc tổ chức phát triển CTĐT là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục đại học. Tùy theo sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn, triết lý của từng trường để xây dựng CTĐT cho từng ngành học, năm học cho phù hợp.

CTĐT ngành QTKD tại Trường Đại học TC - KT được xây dựng căn cứ trên các quy định, hướng dẫn của Bộ GD & ĐT với mục tiêu cụ thể, yêu cầu CĐR, hình thức

KT - ĐG kết quả học tập của SV, giáo trình giảng dạy, tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo khác.

CTĐT được thực hiện trong 4 năm đối với bậc đại học (8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 kỳ thực tập tại cơ sở) với tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 129 tín chỉ (không bao gồm học phần GDTC và GDQP – AN). Tùy theo khả năng và điều kiện học tập, SV có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm học. Cuối khóa học, SV làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay khóa luận tốt nghiệp.

SV tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của CTĐT và đáp ứng các yêu cầu khác trong quy định về tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học TC - KT.

Cấu trúc kiến thức của CTĐT ngành QTKD gồm: kiến thức giáo dục đại cương với tổng 37 tín chỉ và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp với 92 tín chỉ (trong đó kiến thức cơ sở khối ngành là 06 tín chỉ, kiến thức cơ sở ngành là 24 tín chỉ, kiến thức ngành và chuyên ngành là 32 tín chỉ, kiến thức bổ trợ là 20 tín chỉ và thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp là 10 tín chỉ).

Để đánh giá thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 307 CBQL,GV và SV.

Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV và SV về CTĐT

T

T Nội dung đánh giá

CBQL, GV SV ĐTB 3,52 Thứ bậc ĐTB 3,41 Thứ bậc 1

Có hệ thống xây dựng, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan

3,42 4 3,65 1

2

Có hệ thống rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT để phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan

3,16 5 3,22 4

3

Cụ thể hóa đề cương chi tiết học phần, kế hoạch giảng dạy của CTĐT thành văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR

3,76 1 3,52 2

4 CTĐT được ban hành bằng văn bản, phổ

biến và thực hiện dựa trên CĐR 3,76 2 3,45 3 5 Đảm bảo tính kế thừa, mềm dẻo và liên

Kết quả đánh giá của CBQL, GV và SV về CTĐT ngành QTKD tại bảng 2.7 cho thấy có tổng trung bình các nội dung được đánh giá ở mức thực hiện “Tốt” (ĐTB đánh giá là 3,52 - nằm trong khoảng 3,41 – 4,20). Cụ thể các nội dung được CBQL và GV đánh giá và xếp thứ bậc cao như nội dung 3 “Cụ thể hóa đề cương chi tiết học phần, kế hoạch giảng dạy của CTĐT thành văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR” (ĐTB =3,76, xếp thứ 1), nội dung 4 “CTĐT được ban hành bằng văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR” (ĐTB =3,76, xếp thứ 2), nội dung 5 “Đảm bảo tính kế thừa, mềm dẻo và liên thông trong nội dung CTĐT” (ĐTB = 3,52, xếp thứ 3).

SV lại đánh giá và xếp thứ hạng cao các nội dung: nội dung 1 “Có hệ thống xây dựng, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan” (ĐTB = 3,65, xếp thứ 1), nội dung 3 “Cụ thể hóa đề cương chi tiết học phần, kế hoạch giảng dạy của CTĐT thành văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR” (ĐTB = 3,52; xếp thứ 2) và nội dung 4 “CTĐT được ban hành bằng văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR” (ĐTB = 3,45, xếp thứ 3). Từ đó cho thấy, CBQL, GV và SV cho rằng CTĐT ngành QTKD cần phải có tính kế thừa, được phổ biến, thực hiện dựa trên CĐR và cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với CĐR.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu CTĐT ngành QTKD được lưu trữ ở Khoa chuyên môn và Phòng Quản lý đào tạo nhà trường. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn xin ý kiến của một số chuyên gia là CBQL, lãnh đạo các Khoa, các Tổ trưởng Bộ môn và các GV có thâm niên công tác tại trường. Qua đó, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau đây:

CTĐT ngành QTKD ở Nhà trường được xây dựng theo đúng Quy định của Bộ GD&ĐT và có sự đóng góp của các bên liên quan. Nội dung CTĐT thể hiện được mục tiêu đào tạo, CĐR CTĐT, khối lượng kiến thức, kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường lao động luôn thay đổi nên CĐR ngành QTKD cần rà soát và điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng Khoa QTKD và Nhà trường cần chú trọng đến việc tổ chức quy trình giảng dạy, tiến hành đánh giá và cải tiến kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)