Quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV

Các DN có vai trò quyết định trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt động hợp tác cụ thể từ liên kết đó vào thực tiễn hoạt động. DN là nơi tạo ra điều kiện để người học có thể thực hiện “học đi đôi với hành”, đó là môi trường lý tưởng để SV đại học có thể làm quen với công việc và áp dụng những kiến thức đã học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, DN có vai trò rất lớn trong xây dựng các chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp trong triển khai các mục tiêu của các liên kết. Ngoài ra, trong một số tình huống, DN có thể làm thay đổi chính sách, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường do những thay đổi của nhu cầu thị trường lao động.

Theo Điều 54 Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/12/2014 về ban hành Điều lệ Trường Đại học [32]:

- Các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức sự nghiệp có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham quan, thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

- Trường đại học phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương, các DN, các tổ chức liên quan ở trong và ngoài nước để:

Xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và tuyển dụng người học đã tốt nghiệp; ký các hợp đồng đào tạo, các hợp đồng khoa học và công nghệ; triển khai ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

- Trường đại học phối hợp với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tạo môi trường giáo dục lành mạnh; phát hiện và bồi dưỡng những người học có năng khiếu về hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao.

Từ đó cho thấy, hợp tác Nhà trường - DN xem như là bắt buộc và điều kiện thu hút “khách hàng” cho đầu vào của Nhà trường.

Hội cựu SV là một tổ chức chính thức tập hợp các SV đã tốt nghiệp hoặc đã từng theo học tại một trường đại học, cao đẳng. Hội SV là cầu nối liên lạc giữa các cựu

SV, thường xuyên cập nhật thông tin về các SV vừa tốt nghiệp, đồng thời tìm cách liên lạc với các SV khóa trước đó. Đó là một hình thức tổ chức rất phổ biến và dần đóng vai trò vô cùng quan trọng ở các trường đại học trên thế giới và cả ở Việt Nam.

Thêm vào đó, Hội cựu SV tạo ra một cộng đồng tương tác giữa các cựu SV, trường Đại học và các SV trong công tác giảng dạy, học tập, làm việc để từng bước nâng cao chất lượng của trường đại học.

Hội cựu SV cũng đóng góp một nguồn tài chính không nhỏ cho trường đại học thông qua các hoạt động học tập sau đại học, ủng hộ, gây quỹ phát triển trường trên cơ sở kêu gọi sự đóng góp từ các DN, tập đoàn lớn trong xã hội.

Tại Việt Nam, nhiều trường Đại học đã có Hội cựu SV. Tuy nhiên, hầu như vấn đề Hội cựu SV ở các trường Đại học ở Việt Nam đều chưa được quan tâm đúng mức. Hội cựu SV chỉ dừng lại ở mức độ thu thập thông tin về các thành viên của hội, một số bài viết tiêu biểu về một số thành viên ưu tú. Hội còn chưa quan tâm đến vấn đề gắn kết thành viên, các hoạt động cũng chưa được triển khai thường xuyên.

Từ đó có thể thấy rằng, DN sử dụng lao động và hội cựu SV đang từng bước trở thành một trong những kênh truyền thông mang lại hiệu quả danh tiếng. Và kết quả tất yếu là hình ảnh của trường đại học sẽ được lan tỏa và cũng là một sự đảm bảo cho chất lượng giáo dục của các trường đại học.

Việc xây dựng mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV của ngành QTKD cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tiến hành lấy ý kiến phản hồi của DN về nội dung CTĐT, CĐR, năng lực làm việc của SV tốt nghiệp,….;

- Sử dụng kết quả phản hồi của DN để điều chỉnh, cải tiến CTĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Hợp tác với DN và cựu SV trong việc tổ chức tư vấn việc làm, hướng nghiệp, tham quan, thực tập tốt nghiệp…cho SV;

- Mời DN sử dụng lao động tham gia đánh giá, thẩm định CTĐT, làm diễn giả trong các hoạt động ngoại khóa, CLB…;

- Có các chương trình học bổng của các cơ quan, DN, tổ chức trong và ngoài nước.

1.4. Quản lý HĐĐT ngành QTKD ở trƣờng Đại học

1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh

Căn cứ quy định về giáo dục mà mỗi nước nói chung và mỗi trường đại học nói riêng đề ra chính sách tuyển sinh khác nhau. Các trường đại học muốn tạo dựng được thương hiệu tất yếu đều phải chú trọng đến công tác tuyển sinh. Bộ GDĐT ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy; thống nhất quản lý và chỉ đạo các trường về công tác tuyển sinh.

Theo Thông tư 02/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 29/4/2016 của BGD&ĐT về “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” quy định công tác tuyển sinh bao

gồm: tổ chức tuyển sinh, điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; tuyển sinh sử dụng kết quả của kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, tuyển sinh tại các trường tổ chức tuyển sinh riêng; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh và chế độ báo cáo, lưu trữ; khen thưởng và xử lý vi phạm trong tuyển sinh.

Mỗi trường đại học đều phải thành lập Hội đồng tuyển sinh để điều hành các công việc có liên quan đến công tác tuyển sinh. Thành phần của HĐTS Trường gồm có:

- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; - Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

- Ủy viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);

- Các ủy viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

Những người có người thân (vợ, chồng, con; bố, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ, chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường trong năm đó.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, từng trường có thể chọn cách thức tuyển sinh riêng, có thể tự tổ chức thi tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của trường đã được Bộ xét duyệt hoặc lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Các cơ sở giáo dục đại học phải quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đúng và đủ danh sách các thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD & ĐT trước ngày quy định nộp báo cáo.

Đồng thời, các Trường phải công khai mức điểm nhận đăng ký xét tuyển đối với tổ hợp xét tuyển khác nhau sau khi có kết quả thi THPT quốc gia phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD & ĐT quy định và các điều kiện khác không trái với Quy chế tuyển sinh.

Để quản lý công tác tuyển sinh chung, trong đó có ngành QTKD, Hiệu trưởng Nhà trường cần triển khai các công việc sau đây:

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể;

- Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo;

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau; - Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT ngành QTKD;

- Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể;

- Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh;

Bên cạnh đó, Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức, chỉ đạo các đơn vị thực hiện: - Phổ biến rộng rãi các quy định, quy chế tuyển sinh đến CB, GV toàn trường và thí sinh;

- Bố trí bộ phận thường trực (Phòng Quản lý đào tạo hay Tổ tư vấn tuyển sinh) có kinh nghiệm và năng lực trong công tác tuyển sinh, nắm vững các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh như chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển từng ngành học,… để giải đáp các thắc mắc;

- Xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh để tư vấn tuyển sinh trực tuyến, xét tuyển đại học, quản lý xác nhận nhập học. Đồng thời, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu xét tuyển, lưu trữ thông tin thí sinh tham gia tuyển sinh, hỗ trợ cán bộ tuyển sinh thực hiện các quy trình xét tuyển nhanh, chính xác; hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; kết xuất dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm tra, hậu kiểm, lưu trữ và báo cáo;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuyển sinh với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá khách quan, trung thực, đáp ứng các yêu cầu theo quy định và đảm bảo hiệu quả quá trình tuyển sinh. Trong KT - ĐG cần có cơ chế khen thưởng, phê bình phù hợp nhằm tạo động lực cho CBQL, GV tham gia công tác tuyển sinh.

1.4.2. Quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT

Chủ thể của quản lý CTĐT ở trường Đại học là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trưởng các Khoa chuyên môn và các bộ phận có liên quan. Các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào từng khoa, từng ngành, từng chuyên ngành cụ thể để chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. Hàng năm, phải xây dựng KHĐT cụ thể cho từng lớp, từng khóa, từng môn; thời gian học, thi, nghỉ hè và các ngày lễ tết.

Căn cứ vào khung chương trình chung và thời gian đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học sẽ chủ động điều chỉnh môn học, biên soạn đề cương các môn học còn thiếu trong chương trình khung cụ thể cho phù hợp với tình hình phát triển của Nhà trường.

Quản lý CTĐT ngành QTKD bao gồm quản lý các nội dung về mục tiêu CTĐT; CĐR CTĐT; nội dung CTĐT; khối lượng kiến thức của CTĐT ngành; kế hoạch giảng dạy; phương pháp đánh giá đối với mỗi học phần; đề cương chi tiết học phần và các chính sách, pháp lý có liên quan để làm cơ sở xây dựng CTĐT; CTĐT được định kỳ rà soát, xây dựng, điều chỉnh phù hợp với CĐR.

Nội dung quản lý CTĐT ngành QTKD trong Nhà trường bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát CTĐT. Việc phát triển CTĐT đối với các ngành, chuyên ngành mở mới hoặc việc cập nhật, rà soát, đánh giá đối với các CTĐT hiện hành của Nhà trường cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Người CBQL xây dựng kế hoạch cần xác định rõ từng thời điểm tiến hành, nội dung triển khai và kế hoạch thực hiện để chỉ đạo các Khoa, Phòng thực hiện.

- Xây dựng quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm xây dựng, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT (các quyết định thành lập các hội đồng

xây dựng và thẩm định CTĐT, các văn bản giao nhiệm vụ cho cá nhân/đơn vị, văn bản quy định, hướng dẫn…).

- Xây dựng quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần (các quyết định thành lập các hội đồng/ban chỉ đạo/tổ nhóm xây dựng, điều chỉnh CĐR CTĐT/học phần, văn bản quy định, hướng dẫn, phân công trách nhiệm…)

- Xây dựng kế hoạch và lấy ý kiến đóng góp, phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, thẩm định, điều chỉnh CTĐT hay CĐR cho CTĐT/học phần.

Để quản lý tốt việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT, Hiệu trưởng nhà trường cần triển khai các công việc như sau:

- Có kế hoạch chỉ đạo chung về phát triển, rà soát, điều chỉnh CTĐT cho các Khoa, Phòng, Ban về quy trình xây dựng CTĐT. Trên cơ sở đó, các Khoa tiến hành phân công giảng viên xây dựng đề cương chi tiết học phần.

- Tổ chức tập huấn cho CB, GV về xây dựng và phát triển CTĐT.

- Tổ chức các Hội thảo khoa học về các vấn đề có liên quan đến xây dựng CTĐT, rút ra những ưu nhược điểm của CTĐT hiện hành. Từ đó, đề xuất các biện pháp để tiến hành rà soát, điều chỉnh CTĐT mang tính hiệu quả, phù hợp tình hình mới.

- Ban hành đề cương chính thức của từng ngành, từng học phần và phổ biến kế hoạch giảng dạy dựa trên CĐR đến người học.

- Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định.

1.4.3. Quản lý xây dựng KHĐT

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Theo đó, một năm học sẽ được chia làm hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi.

Hiệu trưởng các trường sẽ là người quyết định, xem xét tổ chức thêm một học kỳ phụ để tạo điều kiện cho SV học vượt, học cải thiện hay học lại.

Và hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng KHĐT cụ thể cho từng lớp, từng khóa, từng môn; thời gian học, thi, nghỉ hè và các ngày lễ tết. Trên cơ sở đó, chỉ đạo từng khoa, từng ngành, từng chuyên ngành cụ thể thực hiện đúng quy định.

Quản lý việc xây dựng KHĐT ngành QTKD bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng lộ trình giảng dạy các học phần cho từng chuyên ngành trong khóa học hợp lý, logic (môn học trước môn học sau,…);

- Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT;

- Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan khi xây dựng KHĐT chi tiết cho từng CTĐT/học phần;

- Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng CTĐT theo quy định; - Cải tiến, điều chỉnh KHĐT sau mỗi học kỳ, năm học;

trưởng Nhà trường cần triển khai các công việc như sau:

- Có kế hoạch chỉ đạo chung đến Khoa, Phòng về quy trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ, năm học;

- Ban hành kế hoạch giảng dạy chi tiết của từng học kỳ, năm học, của Khoa, ngành học cụ thể;

- Quán triệt đến toàn thể CB, GV và SV trong toàn trường thực hiện theo đúng KHĐT đã ban hành;

- Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh lộ trình thực hiện KHĐT cho phù hợp.

1.4.4. Quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo

Quản lý việc thực hiện KHĐT trước hết phải xác định các đơn vị, bộ phận có liên quan, đồng thời phân chia nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận để tương tác với nhau hoàn thành thực hiện KHĐT.

Thêm vào đó, người quản lý là Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vạch ra chi tiết các quy định, thủ tục hướng dẫn hành động, xây dựng quy chế hoạt động và ban hành quyết định quan trọng bằng văn bản để các bộ phận thực hiện.

Việc quản lý thực hiện KHĐT ở trường Đại học thường do một bộ phận (Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Thanh tra) hay chuyên viên cụ thể theo dõi, thường xuyên đôn đốc và báo cáo với lãnh đạo về tình hình triển khai KHĐT. Đồng thời, cũng định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, kịp thời phát hiện sai sót và đưa ra phương án, giải pháp điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)