8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Quản lý xây dựng KHĐT
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Theo đó, một năm học sẽ được chia làm hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi.
Hiệu trưởng các trường sẽ là người quyết định, xem xét tổ chức thêm một học kỳ phụ để tạo điều kiện cho SV học vượt, học cải thiện hay học lại.
Và hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng KHĐT cụ thể cho từng lớp, từng khóa, từng môn; thời gian học, thi, nghỉ hè và các ngày lễ tết. Trên cơ sở đó, chỉ đạo từng khoa, từng ngành, từng chuyên ngành cụ thể thực hiện đúng quy định.
Quản lý việc xây dựng KHĐT ngành QTKD bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng lộ trình giảng dạy các học phần cho từng chuyên ngành trong khóa học hợp lý, logic (môn học trước môn học sau,…);
- Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT;
- Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan khi xây dựng KHĐT chi tiết cho từng CTĐT/học phần;
- Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng CTĐT theo quy định; - Cải tiến, điều chỉnh KHĐT sau mỗi học kỳ, năm học;
trưởng Nhà trường cần triển khai các công việc như sau:
- Có kế hoạch chỉ đạo chung đến Khoa, Phòng về quy trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ, năm học;
- Ban hành kế hoạch giảng dạy chi tiết của từng học kỳ, năm học, của Khoa, ngành học cụ thể;
- Quán triệt đến toàn thể CB, GV và SV trong toàn trường thực hiện theo đúng KHĐT đã ban hành;
- Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh lộ trình thực hiện KHĐT cho phù hợp.