Thực trạng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Thực trạng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán

Trước khi bắt đầu 1 năm học mới, Phòng Quản lý Đào tạo phối kết hợp với các khoa xây dựng KHĐT cho từng học kì của từng lớp, từng khoa và lập kế hoạch chi tiết, cụ thể nội dung đào tạo, CTĐT, giảng viên giảng dạy, số tín chỉ, thời gian đào tạo, số lượng các môn học, số tuần học, số tuần nghỉ hè, thời gian ôn thi… CTĐT của từng khoa, từng chuyên ngành đều được cụ thể qua kế hoạch học tập.

Để đánh giá thực trạng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 307 CBQL, GV và SV. Kết quả thực trạng KHĐT

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV và SV về KHĐT

TT Nội dung đánh giá

CBQL, GV SV ĐTB 3,73 Thứ bậc ĐTB 3,57 Thứ bậc 1 Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR

3,63 4 3,72 1

2

Cụ thể hóa CTĐT thông qua mục tiêu, nội dung và kế hoạch giảng dạy

3,74 3 3,60 2

3 Thể hiện khối lượng và nội dung

kiến thức quy định cho ngành học 3,82 1 3,44 4 4 Số học phần trong từng học kỳ, năm

học được phân bổ hợp lý 3,76 2 3,52 3 Kết quả đánh giá của CBQL, GV và SV ở bảng 2.8 cho thấy tổng trung bình các nội dung ở mức đánh giá thực hiện là “Tốt” (ĐTB = 3,73 và 3,70; nằm trong khoảng 3,41 – 4,20). Trong đó, các nội dung được CBQL và GV đánh giá và xếp thứ bậc cao là nội dung 3 “Thể hiện khối lượng và nội dung kiến thức quy định cho ngành học” (ĐTB = 3,82, xếp thứ 1) và nội dung 4 “Số học phần trong từng học kỳ, năm học được phân bổ hợp lý” (ĐTB = 3,76, xếp thứ 2). Các nội dung còn lại: nội dung 1 “Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR” và nội dung 2 “Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR” được đánh giá ở mức thấp hơn.

Đối với SV, nội dung 1 “Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành

KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR” và nội dung 2 “Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR” được đánh giá ở mức thực hiện cao (ĐTB = 3,72 và 3,60, xếp thứ 1, 2 tương ứng).

Để tìm hiểu thêm về KHĐT ngành QTKD, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV đánh giá về KHĐT, chúng tôi ghi nhận: KHĐT chung của Nhà trường được xây dựng trước mỗi học kỳ, Phòng Quản lý Đào tạo là đầu mối tham mưu, tổng hợp thông tin từ các Khoa đưa lên về phân công số lượng giảng viên giảng dạy trong học kỳ phù hợp với số môn học và chuyên môn đảm nhiệm. Trước khi ban hành

KHĐT đều có Hội đồng thẩm định, phê duyệt phù hợp với CTĐT của từng ngành, chuyên ngành bám sát với CĐR trong tình hình hiện nay tuy nhiên cũng còn cần điều chỉnh để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngành QTKD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 58 - 60)