Thực trạng quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.6. Thực trạng quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và

cựu SV ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán

Để đánh giá thực trạng quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 28 CBQL và 89 GV. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.17:

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,28 Thứ bậc ĐTB 3,08 Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động

định hướng cho SV sau khi ra trường 3,21 4 3,00 5 2 Tổ chức các hoạt động tìm hiểu nhu cầu tuyển

dụng nhân lực của tổ chức, DN 3,14 6 3,02 4 3

Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng trong việc thiết lập mối quan hệ với DN và cựu SV

3,18 5 2,88 6

4 Xây dựng kênh liên lạc với cựu SV ngành

QTKD 3,25 3 3,10 2

5 Tổ chức khảo sát tỷ lệ có việc làm của người

học sau 01 năm tốt nghiệp ở các tổ chức, DN 3,54 1 3,43 1

6

Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm với sự tham gia của các DN và cựu SV thành đạt để nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV sau tốt nghiệp

3,36 2 3,10 3

Kết quả đánh giá ở bảng 2.17 cho thấy tổng trung bình chung các nội dung ở mức đánh giá thực hiện “Khá” (ĐTB đánh giá của CBQL là 3,28, của GV là 3,08; nằm trong khoảng 2,61 – 3,40). Các nội dung đều được CBQL và GV đánh giá gần như tương đồng về cách đánh giá và mức độ xếp hạng. Nội dung 5 “Tổ chức khảo sát tỷ lệ có việc làm của người học sau 01 năm tốt nghiệp ở các tổ chức, DN” (ĐTB của CBQL đánh giá là 3,54 và GV đánh giá là 3,43; xếp thứ 1). Điều này cho thấy Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát tỷ lệ có việc làm của người học trong vòng 01 năm sau khi tốt nghiệp, đây là nội dung cần được Nhà trường quan tâm hơn nữa vì nó ảnh hưởng đến việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của

trường. Các nội dung tiếp theo cũng được đánh giá và xếp thứ hạng tương đối, cụ thể: nội dung 4 “Xây dựng kênh liên lạc với cựu SV ngành QTKD”, nội dung 6 “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm với sự tham gia của các DN và cựu SV thành đạt để nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV sau tốt nghiệp”, nội dung 2 “Tổ chức các hoạt động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng nhân lực của tổ chức, DN”. Nhà trường cần tăng cường các biện pháp lấy ý kiến người học sau tốt nghiệp, thực hiện đối sánh tỷ lệ có việc làm và mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau tốt nghiệp để có thông tin, cơ sở điều chỉnh, cập nhật CTĐT đáp ứng CĐR theo yêu cầu thị trường lao động.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác sâu các hồ sơ, báo cáo hằng năm về thực trạng quản lý hợp tác với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD, cho thấy: hiện nay Nhà trường đã thành lập Tổ Hỗ trợ SV và Quan hệ DN, Ban liên lạc cựu SV, đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy và là một điều kiện CĐR nhằm hỗ trợ SV trong thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng trong học tập và sau khi tốt nghiệp. Đây cũng chính là khẳng định thương hiệu của Nhà trường từ trước và mãi về sau này.

Bên cạnh đó, đa số CBQL, GV cũng cho rằng Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động định hướng, hỗ trợ SV tìm việc sau khi tốt nghiệp và tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban chức năng có liên quan về vấn đề thiết lập mối quan hệ với DN và cựu SV, chứ không phải là nhiệm vụ riêng của Tổ hỗ trợ SV và Quan hệ DN của Trường.

2.6. Đánh giá chung về quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán

2.6.1. Ưu điểm

- Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài chính và lãnh đạo địa phương cũng như sự hỗ trợ của các ngành chức năng và đoàn thể trong tỉnh. Khoa QTKD lại được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của Ban giám hiệu Nhà trường.

- Hình thức tuyển sinh đa dạng hóa, đội ngũ CB, GV tham gia Ban tư vấn tuyển sinh có năng lực, nhiệt huyết.

- CTĐT ngành QTKD đã được xây dựng với mục tiêu cụ thể phù hợp với CĐR, giáo trình giảng dạy, tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo khác. Năm 2020, Nhà trường tiến hành tái cấu trúc lại CTĐT ngành QTKD cho phù hợp với tình hình phát triển của Nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Các hoạt động học tập cho SV được tổ chức đa dạng, gắn liền với thực tiễn ngành nghề; môi trường học tập và sinh hoạt thân thiện cùng với việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy của GV thúc đẩy SV tăng hứng thú trong học tập, nghiên cứu và trau dồi kiến thức.

- Lịch thi được Nhà trường bố trí hợp lý, không trùng lắp và theo đúng KHĐT. Công tác KT - ĐG khách quan và phản ánh đúng kết quả, năng lực học tập của người học. Và kết quả KT - ĐG luôn được Nhà trường công bố kịp thời, rộng rãi đến toàn thể

CB, GV và SV.

- Cựu SV đa số đã khẳng định được vị trí trong xã hội và luôn quan tâm, gắn bó với Nhà trường tạo nên một mạng lưới cộng tác viên có trách nhiệm trong việc quảng bá thương hiệu, sẵn sàng đóng góp ý kiến trong việc định hướng ngành nghề, CTĐT của Nhà trường.

2.6.2. Hạn chế

- Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT vẫn còn những mặt hạn chế. Điều này thể hiện khá rõ qua kết quả phân tích thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Nhà trường qua các nội dung cụ thể như sau:

- Do sự cạnh tranh trong tuyển sinh giữa các trường Đại học trong nước, dẫn đến chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao.

- Đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng biến động nên CĐR và CTĐT cần được Khoa QTKD nói riêng và Nhà trường nói chung cần rà soát, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu giúp SV có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp.

- Việc KT - ĐG hoạt động giảng dạy trên lớp của GV chưa theo KHĐT và thời khóa biểu. Đồng thời, công tác quản lý hoạt động học tập của SV chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ giữa GV cố vấn của các lớp. Điều này cũng thể hiện lãnh đạo Khoa QTKD chưa có biện pháp quản lý, giám sát phù hợp.

- Khoa QTKD chưa thực sự phối hợp với các phòng, ban chức năng cũng như Tổ Hỗ trợ SV và Quan hệ DN trong việc thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV về việc tìm kiếm thông tin việc làm cho SV trước và sau khi tốt nghiệp.

2.6.3. Thời cơ

- Trường Đại học TC - KT là trường Đại học trực thuộc Bộ Tài chính, cung cấp nguồn lực về tài chính, kế toán, QTKD, luật kinh tế cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Nhà trường nhận sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Bộ tài chính, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các ngành chức năng và đoàn thể trong tỉnh.

- Khoa QTKD có số SV đang theo học ít (gần 300 SV) nhưng từ năm 2013 - 2020, định kỳ đều tham gia các cuộc thi học thuật trong và ngoài Trường như: “SV với kỹ năng quản lý tài chính”, “Tài năng Lương Văn Can”, “Olypic Tài chính – Tiền tệ”,...và đều giành giải thưởng. Có thể nói đây là thời cơ và cũng là xu thế phát triển.

- Mối quan hệ với các DN, tổ chức sử dụng lao động của Nhà trường là cơ hội để phát triển ngành học QTKD.

2.6.4. Thách thức

- Do sự thay đổi về cơ chế chính sách, các trường đại học được thành lập nhiều, điểm chuẩn đầu vào thấp, thêm vào chưa có sự chuyển biến trong nhận thức về ngành học QTKD, vì vậy số lượng các thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi vào ngành QTKD giảm.

công tác tuyển sinh, xây dựng CTĐT, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của SV sau khi ra trường để giải quyết vấn đề việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.

- Dưới tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, yếu tố kinh tế tác động đến con người rất lớn. Do đó, dễ dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn lực do chuyển sang các nơi làm việc có điều kiện thuận lợi hơn.

- Số lượng CB, GV trình độ cao còn rất ít so với yêu cầu phát triển thành một trường theo định hướng nghiên cứu, ứng dụng. Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ CB, GV chưa cao, chưa áp dụng vào phát triển Nhà trường.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo của Trường Đại học TC – KT và của Khoa Quản trị kinh doanh.

Qua khảo sát, nghiên cứu về thực trạng HĐĐT và quản lý HĐĐT ngành QTKD về công tác tuyển sinh, CTĐT, KHĐT, tổ chức thực hiện KHĐT, thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học và thiết lập quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV đã đánh giá chung về kết quả đạt được, những điểm mạnh, thời cơ, thách thức và hạn chế cần khắc phục.

Cùng với cơ sở lý luận đã được xác lập ở chương 1, thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT trong chương 2 là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐĐT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của HĐĐT, hoạt động giáo dục yêu cầu HĐĐT, hoạt động giáo dục phải có mục đích và được định hướng theo mục đích đã đề ra trong suốt quá trình diễn ra.

Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải. Xác định được mục đích cho hoạt động quả rất quan trọng nhưng việc dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém. Xét dưới góc độ giáo dục thì mục đích giáo dục là mẫu nhân cách mà giáo dục cần đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó.

Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp phải hướng vào việc nâng cao chất lượng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, gắn chất lượng HĐĐT với quá trình đổi mới quản lý, đẩy mạnh HĐĐT theo nhu cầu của xã hội.

Mục đích của đề tài là tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo ngành QTKD của Trường Đại học TC - KT. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu, định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.

Vì vậy, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính mục đích, mục tiêu và thực hiện đúng theo các chủ trương, định hướng phát triển của ngành GD&ĐT, chiến lược phát triển của Trường Đại học TC - KT và của Khoa QTKD.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Để HĐĐT của Nhà trường đạt hiệu quả, các biện pháp được đề xuất phải giúp giải quyết và nâng cao chất lượng quản lý HĐĐT. Đồng thời, các biện pháp được đề ra phải bảo đảm không mâu thuẫn trong quá trình triển khai, phải bổ sung cho nhau và phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn.

Thêm vào đó, các khâu trong quá trình quản lý cần được cải tiến, đồng bộ và nhất quán từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, KT - ĐG kết quả học tập và quan hệ với DN, cựu

SV phù hợp với tình hình phát triển của Nhà trường hiện tại và trong tương lai.

Mặt khác, các biện pháp nhất thiết phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong Nhà trường, tránh tình trạng các cấp quản lý có những chủ trương không thống nhất.

Muốn đạt được điều đó, Nhà trường cần làm cho mọi người nhận thức rõ về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD nói riêng và của Nhà trường nói chung, phải xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ công tác đào tạo...Khi các yếu tố phục vụ HĐĐT được quan tâm đồng bộ thì các biện pháp quản lý HĐĐT sẽ được triển khai hiệu quả.

Vì vậy, cần có sự bàn bạc, thống nhất và phối hợp một cách chặt chẽ trong hoạt động từ lãnh đạo đến các đơn vị trực thuộc trong Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành học nói riêng và Nhà trường nói chung.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải sát với điều kiện thực tế từng địa bàn cụ thể và tình hình phát triển KT – XH của tỉnh trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân. Tình hình, điều kiện thực tế cụ thể phải luôn luôn được coi là căn cứ khoa học và thực tiễn trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các biện pháp thực hiện. Xuất phát điểm của các biện pháp cũng nhất thiết phải dựa trên nhu cầu của từng đơn vị, cơ sở, địa phương.

Do vậy, để đảm bảo tính thực tiễn trong công tác quản lý HĐĐT cần chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng để mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyên tắc này xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu về thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

Hệ thống các biện pháp được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của ngành QTKD nói riêng và Trường Đại học TC - KT nói chung. Đồng thời, các giải pháp đó phải phù hợp với khả năng của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Nhà trường và áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao.

Muốn vậy, trong công tác quản lý các biện pháp cho HĐĐT ngành QTKD vừa phải mang tính phổ biến, vừa phải phù hợp với sự phát triển chung của ngành và đặc điểm tình hình thực tế của Nhà trường. Do đó, tính thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo phải hướng tới xem xét đến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 73)