Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học

Tài chính – Kế toán

Công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Ban tư vấn tuyển sinh được thành lập gồm: Bộ phận Đào tạo, các Khoa và CB, GV có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, kết nối cựu SV nhà trường.

Để đánh giá thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD được thể hiện ở bàng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,50 Thứ bậc 1

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể

3,93 4 3,43 4

2 Xây dựng chính sách tuyển sinh phù

hợp với mục tiêu đào tạo 4,00 2 3,60 1 3 Xây dựng kế hoạch truyền thông về

TT Nội dung đánh giá CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,50 Thứ bậc nhau 4

Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT

4,04 1 3,57 2

5

Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể

3,89 5 3,39 6

6

Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh

3,89 6 3,42 5

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở bảng 2.12 cho thấy tổng trung bình chung các nội dung đều ở mức đánh giá thực hiện “Tốt” (CBQL: 3,95 và GV: 3,50, nằm trong khoảng từ 3,41 đến 4,20). Trong đó, nội dung được CBQL đánh giá và xếp thứ hạng cao là nội dung 4 “Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT” (ĐTB=4,04, xếp thứ 1), nội dung 2 “Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo” (ĐTB=4,00, xếp thứ 2) và nội dung 3 “Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau” (ĐTB= 3,96, xếp thứ 3). Các nội dung 1, 5, 6 được CBQL đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn: “Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể”, “Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể”, “Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh” (ĐTB lần lượt là 3,93; 3,89 và 3,89).

Về phía GV, nội dung được đánh giá và xếp thứ hạng cao là: nội dung 2 “Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo” (ĐTB=3,60, xếp thứ 1), nội dung 4 “Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT” (ĐTB=3,57, xếp thứ 2) và nội dung 3 “Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau” (ĐTB=3,56, xếp thứ 3). Các nội dung được GV đánh giá và xếp thứ hạng ở mức thấp hơn là: nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể”, nội dung 5 “Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể” và nội dung 6 “Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh” (ĐTB lần lượt tương ứng là 3,43; 3,39 và 3,42).

CBQL và GV về quản lý công tác tuyển sinh. Đa số đều cho rằng Nhà trường đã xây dựng được chính sách tuyển sinh với tiêu chí, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với người học. Đồng thời, Nhà trường cũng quan tâm đến việc đẩy mạnh công tác truyền thông trong tuyển sinh và quan tâm hơn đến việc chỉ đạo, giám sát, đánh giá kết quả tuyển sinh nhằm có kế hoạch điều chỉnh kịp thời công tác tuyển sinh.

Qua nghiên cứu Báo cáo công tác tuyển sinh giai đoạn từ năm 2018 – 2020, các văn bản lưu trữ liên quan đến công tác tuyển sinh tại Phòng Quản lý Đào tạo của Nhà trường, việc tuyển sinh hàng năm của ngành QTKD nói riêng và của Nhà trường nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, các chính sách tuyển sinh chưa đa dạng nên chưa thu hút được thí sinh có kết quả học tập cao dự tuyển, do đó, chất lượng đầu vào của SV còn thấp, động cơ và thái độ học tập chưa cao.

Vì vậy, Nhà trường cần có biện pháp hữu hiệu hơn để tuyển sinh đạt chỉ tiêu và nâng cao chất lượng đầu vào, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đây có lẽ là bài toán

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 64 - 66)