8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng nhất đến HĐĐT ngành QTKD của trường Đại học chính là chất lượng tuyển sinh đầu vào. Điểm đầu vào cao, chất lượng tốt thì công tác quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao. Ngược lại, thì công tác quản lý đào tạo sẽ khó khăn và hiệu quả không như mong muốn. Chính vì vậy, chất lượng đầu ra và công tác quản lý đào tạo ở những trường có điểm đầu vào cao đều đạt kết quả tốt.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến HĐĐT ngành QTKD là yếu tố con người. Con người ở trường đại học chính là đội ngũ GV, CBQL, người học. GV phải là những người có trình độ, có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của SV, luôn đặt SV làm trung tâm. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT thì người GV sẽ giúp SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. SV là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường nếu nhận thức đúng đắn hoạt động học tập của bản thân cũng như tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao ý thức trong quá trình học tập.
Quan trọng hơn cả là năng lực của người cán bộ quản lý hay nói cách khác chính là người Hiệu trưởng của trường đại học. Hiệu trưởng vừa là người quản lý, đồng thời cũng là người lãnh đạo cao nhất, dẫn dắt toàn bộ các hoạt động của trường tiến tới mục tiêu đào tạo của trường mình. Do đó, sự phát triển của Nhà trường nói chung và công tác quản lý đào tạo nói riêng sẽ phát triển thuận lợi, đạt nhiều kết quả tốt đẹp nếu đặt dưới sự quản lý của người Hiệu trưởng có năng lực.
này có thể được huy động từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc được huy động từ liên kết với các đơn vị, DN trong và ngoài nước và cả từ cựu SV. Có được nguồn vốn dồi dào, công tác quản lý HĐĐT sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời thông qua quan hệ với DN và cựu SV cũng giúp Nhà trường tiếp nhận thông tin phản hồi về đánh giá khả năng của SV nói riêng và đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung để điều chỉnh phương thức quản lý HĐĐT cho phù hợp hơn.
Yếu tố cuối cùng ảnh hướng đến HĐĐT ngành QTKD ở trường Đại học chính là môi trường thực tập, làm việc của SV ngành QTKD sau khi tốt nghiệp. Đây cũng chính là nơi phản ánh, đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường. Do vậy, việc liên kết với các DN sử dụng lao động trong và ngoài nước là rất quan trọng nhằm để nắm bắt, tiếp nhận thông tin phản hồi, từ đó điều chỉnh cách thức quản lý công tác đào tạo cho phù hợp.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trên cơ sở nêu tổng quan các vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa những nội dung trọng tâm sau đây:
Các khái niệm chính của đề tài: Quản lý, Quản lý giáo dục, Đào tạo, HĐĐT và Quản lý HĐĐT.
Hệ thống các HĐĐT ngành QTKD trong trường Đại học và nghiên cứu từng nội dung cụ thể của quản lý HĐĐT ngành QTKD trong trường Đại học như:
- Quản lý công tác tuyển sinh;
- Quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT; - Quản lý xây dựng KHĐT;
- Quản lý thực hiện KHĐT;
- Quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học;
- Quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐĐT ngành QTKD ở trường Đại học trong giai đoạn hiện nay.
Những vấn đề lý luận nêu trên sẽ là cơ sở để định hướng cho việc tiến hành khảo sát thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT. Từ đó, đề xuất biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD của Nhà trường.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐĐT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN