Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải sát với điều kiện thực tế từng địa bàn cụ thể và tình hình phát triển KT – XH của tỉnh trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân. Tình hình, điều kiện thực tế cụ thể phải luôn luôn được coi là căn cứ khoa học và thực tiễn trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các biện pháp thực hiện. Xuất phát điểm của các biện pháp cũng nhất thiết phải dựa trên nhu cầu của từng đơn vị, cơ sở, địa phương.

Do vậy, để đảm bảo tính thực tiễn trong công tác quản lý HĐĐT cần chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng để mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyên tắc này xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu về thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

Hệ thống các biện pháp được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của ngành QTKD nói riêng và Trường Đại học TC - KT nói chung. Đồng thời, các giải pháp đó phải phù hợp với khả năng của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Nhà trường và áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao.

Muốn vậy, trong công tác quản lý các biện pháp cho HĐĐT ngành QTKD vừa phải mang tính phổ biến, vừa phải phù hợp với sự phát triển chung của ngành và đặc điểm tình hình thực tế của Nhà trường. Do đó, tính thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 78)