8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh
Căn cứ quy định về giáo dục mà mỗi nước nói chung và mỗi trường đại học nói riêng đề ra chính sách tuyển sinh khác nhau. Các trường đại học muốn tạo dựng được thương hiệu tất yếu đều phải chú trọng đến công tác tuyển sinh. Bộ GDĐT ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy; thống nhất quản lý và chỉ đạo các trường về công tác tuyển sinh.
Theo Thông tư 02/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 29/4/2016 của BGD&ĐT về “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” quy định công tác tuyển sinh bao
gồm: tổ chức tuyển sinh, điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; tuyển sinh sử dụng kết quả của kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, tuyển sinh tại các trường tổ chức tuyển sinh riêng; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh và chế độ báo cáo, lưu trữ; khen thưởng và xử lý vi phạm trong tuyển sinh.
Mỗi trường đại học đều phải thành lập Hội đồng tuyển sinh để điều hành các công việc có liên quan đến công tác tuyển sinh. Thành phần của HĐTS Trường gồm có:
- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; - Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
- Ủy viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);
- Các ủy viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
Những người có người thân (vợ, chồng, con; bố, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ, chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường trong năm đó.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, từng trường có thể chọn cách thức tuyển sinh riêng, có thể tự tổ chức thi tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của trường đã được Bộ xét duyệt hoặc lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Các cơ sở giáo dục đại học phải quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đúng và đủ danh sách các thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD & ĐT trước ngày quy định nộp báo cáo.
Đồng thời, các Trường phải công khai mức điểm nhận đăng ký xét tuyển đối với tổ hợp xét tuyển khác nhau sau khi có kết quả thi THPT quốc gia phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD & ĐT quy định và các điều kiện khác không trái với Quy chế tuyển sinh.
Để quản lý công tác tuyển sinh chung, trong đó có ngành QTKD, Hiệu trưởng Nhà trường cần triển khai các công việc sau đây:
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể;
- Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau; - Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT ngành QTKD;
- Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể;
- Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh;
Bên cạnh đó, Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức, chỉ đạo các đơn vị thực hiện: - Phổ biến rộng rãi các quy định, quy chế tuyển sinh đến CB, GV toàn trường và thí sinh;
- Bố trí bộ phận thường trực (Phòng Quản lý đào tạo hay Tổ tư vấn tuyển sinh) có kinh nghiệm và năng lực trong công tác tuyển sinh, nắm vững các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh như chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển từng ngành học,… để giải đáp các thắc mắc;
- Xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh để tư vấn tuyển sinh trực tuyến, xét tuyển đại học, quản lý xác nhận nhập học. Đồng thời, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu xét tuyển, lưu trữ thông tin thí sinh tham gia tuyển sinh, hỗ trợ cán bộ tuyển sinh thực hiện các quy trình xét tuyển nhanh, chính xác; hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; kết xuất dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm tra, hậu kiểm, lưu trữ và báo cáo;
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuyển sinh với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá khách quan, trung thực, đáp ứng các yêu cầu theo quy định và đảm bảo hiệu quả quá trình tuyển sinh. Trong KT - ĐG cần có cơ chế khen thưởng, phê bình phù hợp nhằm tạo động lực cho CBQL, GV tham gia công tác tuyển sinh.