Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 101 - 143)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết

Để khảo nhiệm tính cấp thiết của 05 biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 28 CBQL, GV là Lãnh đạo Ban Giám hiệu, Trưởng các Khoa, Phòng, Tổ bộ môn và GV có thâm niên giảng dạy. Sau khi khảo sát lấy ý kiến của 28 CBQL, GV, thu được kết quả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD

STT Nội dung biện pháp ĐTB

4,47

Thứ bậc

1 Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm

quan trọng của HĐĐT ngành QTKD 4,75 1 2 Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành

QTKD 4,50 3

3 Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành QTKD 4,32 4 4 Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR 4,57 2 5 Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng

Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được đánh giá rất cấp thiết với điểm trung bình chung là 4,47. Tuy ý kiến đánh giá là khác nhau nhưng có thể thấy đa số lượt đánh giá đều thống nhất cho rằng 05 biện pháp đã đề xuất đều có tính cấp thiết.

Được đánh giá ở vị trí đầu trong các biện pháp là biện pháp 1 “Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD” với ĐTB=4,75. Trong khi đó, biện pháp 5 “Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu SV” được xếp thứ 5 (ĐTB=4,25). Vấn đề này là cơ sở thực tiễn quan trọng để Khoa QTKD cũng như Nhà Trường tập trung cải thiện, đẩy mạnh mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD nói riêng và toàn Trường nói chung.

Các biện pháp còn lại có điểm trung bình tương ứng là 4,32; 4,50 và 4,57 nhưng vẫn cấp thiết thực hiện ở khoa QTKD - Trường Đại học TC - KT.

Các biện pháp được đánh giá mức độ cấp thiết theo thứ tự từ cao đến thấp là biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo ngành QTKD”, biện pháp 4 “Tổ chức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của SV theo CĐR”, biện pháp 2 “Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD” có tính cấp thiết đều lớn hơn 4,2 điểm. Các biện pháp còn lại có giá trị nhỏ hơn điểm trung bình chung, nhưng vẫn được đánh giá cấp thiết.

3.4.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi

Để khảo nhiệm tính khả thi của 05 biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 28 CBQL, GV là Lãnh đạo Ban Giám hiệu, Trưởng các Khoa, Phòng, Tổ bộ môn và GV có thâm niên giảng dạy. Sau khi khảo sát, thu được kết quả ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD

STT Nội dung biện pháp ĐTB

4,28

Thứ bậc

1 Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm

quan trọng của HĐĐT ngành QTKD 4,36 2 2 Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành QTKD 4,46 1 3 Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành QTKD 4,18 4 4 Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR 4,29 3 5 Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao

Số liệu kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được đánh giá rất khả thi với điểm trung bình chung là 4,28. Khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (4,11 và 4,36: mức chênh lệch là 0,25). Đều này chứng tỏ rằng, các đối tượng khảo sát đều có ý kiến đánh giá chung tương đối thống nhất.

Cụ thể, biện pháp 2 “Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành QTKD” (ĐTB=4,46, xếp thứ 1) được đánh giá cao nhất. Trong khi đó, biện pháp 5 “Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu SV” được đánh giá là thấp nhất trong số các biện pháp đề xuất (ĐTB=4,11, xếp thứ 5).

Các biện pháp còn lại có điểm trung bình tương ứng từ 4,18 đến 4,29. Mức độ đánh giá tính khả thi của các biện pháp được thể hiện giá trị trung bình chung của các biện pháp là 4,28, có 3/5 biện pháp có giá trị cao hơn giá trị trung bình chung. Cụ thể thứ tự từ cao đến thấp của 3/5 biện pháp là: biện pháp 2 “Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành QTKD”, biện pháp 1 “Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD” và biện pháp 4 “Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR”. Các biện pháp còn lại có tính khả thi nhưng thấp hơn giá trị trung bình chung nhưng vẫn có khả năng thực thi được cho ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

Tóm lại, từ bảng kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá có mức độ cấp thiết và khả thi cao. Các biện pháp đưa ra đạt điểm trung bình chung 4,47 về tính cấp thiết và 4,28 về tính khả thi. Việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp này sẽ là cơ sở để quản lý tốt các HĐĐT tại nhà trường

3.4.4.3. Tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Mối tương quan giữa các mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi d2 ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1

Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD

4,75 1 4,36 2 1 2 Rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ngành

QTKD 4,50 3 4,46 1 2

3 Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành

QTKD 4,32 4 4,18 4 0

4 Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của

SV theo CĐR 4,57 2 4,29 3 1

5 Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết

Dựa vào bảng so sánh về tính cấp thiết và khả thi cho thấy, các biện pháp đều có tính cấp thiết cao hơn tính khả thi. Mặc dù biện pháp mang tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất nhưng vẫn nằm trong khoảng cao của thang chấm 5 điểm tối đa. Các biện pháp 1 “Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD”, biện pháp 2 “Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành QTKD” và biện pháp 4 “Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR” được các chuyên gia đánh giá vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi cao. Còn các biện pháp 3 “Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành QTKD” và biện pháp 5 “Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu SV” được đánh giá cũng cấp thiết và khả thi nhưng thấp hơn các biện pháp còn lại. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay, mặc dù KHĐT được thực hiện nhưng còn nhiều vướng mắc và việc thiết lập mối quan hệ với DN chưa được đẩy mạnh.

Để thấy được rõ hơn sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC – KT đã đề xuất, chúng tôi sử dụng công thức Spearman để tính hệ số tương quan thứ bậc:

( ) ( )

( )

Trong đó:

r là hệ số tương quan thứ bậc

d2 là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cấp thiết và tính khả thi n là số biện pháp đề xuất

Nếu r > 0 (r dương) và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1) thì tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi.

Nếu r < 0 (r âm) thì tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cấp thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại.

Vậy, với cách tính trên ta có hệ số tương quan r = 0,834 > 0 cho thấy tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi.

Tóm lại, kết quả thu được thông qua khảo sát ý kiến của CBQL, GV Nhà trường về các giải pháp quản lý đưa ra để nâng cao chất lượng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT rất được sự đồng tình và chấp nhận là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Vì vậy, cần thiết phải triển khai tổ chức thực hiện trong thời gian sắp đến.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý HĐĐT ngành QTKD ở chương 1 và phân tích thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT trong chương 2, luận văn đề xuất 05 biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT ở chương 3 có tính cấp thiết và tính khả thi nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Nhà trường trong những năm tiếp theo. Vì vậy, để chất lượng tuyển sinh đầu vào ngành QTKD được nâng cao, SV không khó khăn trong vấn đề xin được việc làm đúng ngành nghề đã học, đòi hỏi các biện pháp phải được tiến hành đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Luận văn đề xuất 05 biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT bao gồm:

Biện pháp 1: Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD.

Biện pháp 2: Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành QTKD.

Biện pháp 3: Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành QTKD.

Biện pháp 4: Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR.

Biện pháp 5: Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu SV.

Kết quả khảo nghiệm thể hiện 5 biện pháp luận văn đề xuất có tính cấp thiết rất cao và tính khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ 5 biện pháp luận văn đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay, vấn đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam là phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo người học, đáp ứng công việc và nhu cầu xã hội, tạo dựng uy tín và thương hiệu cho Nhà trường. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các trường Đại học, trong đó có Trường Đại học TC - KT là phải làm tốt công tác quản lý, đặc biệt là quản lý HĐĐT. Và thực tiễn đòi hỏi các trường phải có những biện pháp thích hợp để quản lý chất lượng HĐĐT của từng ngành, của cả trường.

Qua khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện công tác quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán trong những năm qua thể hiện chất lượng đào tạo của Nhà trường có những chuyển biến tích cực; CBQL, GV và SV Nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD và nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo; Việc quản lý HĐĐT ngành QTKD từ khâu đầu vào đến quá trình dạy học và đầu ra đào tạo được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL, GV, SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD trong Nhà trường hiện nay; Công tác truyền thông trong tuyển sinh đã được triển khai theo nhiều hình thức nhưng hiệu quả chưa cao; CTĐT từng bước được đổi mới theo hướng hiện đại đáp ứng CĐR cho người học nhưng vẫn cần quan tâm thực hiện điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của xã hội; Công tác quản lý hoạt động dạy và học vẫn còn hạn chế; Việc quản lý tình hình việc làm của SV sau tốt nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, có thể rút ra được các kết luận sau đây:

Một là, quản lý HĐĐT trong trường Đại học đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo nên đội ngũ những lao động bậc cao cho đất nước. Quản lý HĐĐT là quản lý công tác tuyển sinh, quản lý CTĐT, quản lý KHĐT, quản lý tổ chức thực hiện KHĐT, quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học và quản lý việc xây dựng mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV.

Hai là, qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế, thời cơ và thách thức ảnh hưởng đến quản lý HĐĐT ngành QTKD.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả phân tích thực trạng, đề xuất các biện pháp để quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, bao gồm: “Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD”, “Rà soát, điều chỉnh CĐR và chương trình đào tạo ngành QTKD”, “Quản lý việc thực hiện KHĐT ngành QTKD”, “Tổ chức thi, KT - ĐG kết quả học tập của SV theo CĐR” và “Đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ gắn kết với DN sử dụng lao động và

cựu SV”.

Bốn là, kết quả khảo nghiệm thể hiện 05 biện pháp luận văn đề xuất có tính cấp thiết rất cao và tính khả thi cao. Các biện pháp nêu trên nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo được bước chuyển biến quan trọng, có tính đột phá đối với công tác quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT. Việc áp dụng 05 biện pháp luận văn đề xuất nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Tài chính

- Tạo điều kiện thuận lợi để các trường được đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL, GV ở Trường dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về các nội dung liên quan đến quản lý HĐĐT từng ngành và cả trường.

- Có cơ chế, chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các Khoa, Nhà trường và DN trong đào tạo nhân lực.

- Tạo điều kiện cho CB, GV có cơ hội hợp tác quốc tế như tổ chức tham quan, học tập thực tế...

2.2. Đối với UBND Tỉnh Quảng Ngãi

- Quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về chủ trương, chính sách đầu tư các nguồn lực để phát triển đào tạo đảm bảo Nhà trường có đủ điều kiện thực hiện, đáp ứng yêu cầu về nhân lực theo yêu cầu xã hội.

- Thực hiện dự báo nhu cầu nhân lực địa phương và cử chuyên viên phụ trách đào tạo nhân lực cùng tham gia với các trường xây dựng CTĐT cho phù hợp.

- Có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho Trường có cơ hội thực hiện hợp tác quốc tế phục vụ công tác đào tạo.

2.3. Đối với Trường Đại học Tài chính – Kế toán

- Xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường đến 2030, tăng cường đổi mới công tác quản lý phục vụ cho HĐĐT, tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 101 - 143)