Quản lý hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Quản lý hoạt động đào tạo

Dựa trên các khái niệm về quản lý, QLGD, đào tạo, HĐĐT đã phân tích ở trên, có thể hiểu quản lý HĐĐT là phương thức mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý đào tạo và vận dụng các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) trong HĐĐT nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Đó chính là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Quản lý HĐĐT có 2 chức năng cơ bản, đó là:

- Một là, duy trì, ổn định HĐĐT nhằm đảm bảo chất lượng, sản phẩm đào tạo đạt được các chuẩn mực đã được xác định.

- Hai là, đối mới HĐĐT, đón đầu xu hướng phát triển KT-XH.

Quản lý HĐĐT chính là quản lý các nội dung của HĐĐT. Chủ thể quản lý có thể thực hiện quản lý các HĐĐT của nhà Trường theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Việc tổ chức HĐĐT xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo và căn cứ vào đặc điểm tình hình, điều kiện hoạt động cụ thể của Nhà trường. Chất lượng HĐĐT quyết định sự phát triển của cơ sở đào tạo.

Vì vậy quản lý HĐĐT chính là quản lý chất lượng. Nói cách khác, tổ chức HĐĐT là quản lý một cách khoa học HĐĐT nhằm tìm ra phương án tối ưu để giải quyết đồng bộ các nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo.

Nhiệm vụ của quản lý đào tạo:

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; Tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia quá trình đào tạo;

- Kết hợp việc phát huy cao độ tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giảng viên với sự quản lý thống nhất của đội ngũ CBQL nhà trường; Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng ngoài nhà trường; Đảm bảo chất lượng bền vững;

Qua đó, có thể hiểu quản lý HĐĐT ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (BHG, các Khoa, Phòng, Ban đến Tổ Bộ môn và giảng viên) lên các đối tượng quản lý (giảng viên, SV, CBQL cấp dưới và CB phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng quản lý và sử dụng phương tiện quản

lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của Nhà trường.

Theo như phân tích ở trên, các nội dung quản lý HĐĐT ở trường đại học sẽ bao gồm các nội dung có liên quan và tác động qua lại lẫn nhau như:

- Quản lý công tác tuyển sinh; - Quản lý nội dung, CTĐT; - Quản lý KHĐT;

- Quản lý thực hiện KHĐT;

- Quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học;

- Quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV.

Như vậy, quản lý HĐĐT ở trường đại học là quá trình tổ chức điều khiển, KT - ĐG các HĐĐT của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà Nhà trường đã xác định.

1.3. Hoạt động đào tạo ngành QTKD ở trƣờng Đại học

1.3.1. Công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh trong trường là khâu cơ bản và đầu tiên của HĐĐT trong trường đại học, là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Chất lượng đào tạo, thương hiệu và uy tín của các cơ sở đào tạo được phản ánh qua kết quả tuyển sinh hàng năm; các trường đại học có uy tín, chất lượng đào tạo cao sẽ được nhiều thí sinh lựa chọn, đặc biệt là các thí sinh có học lực khá giỏi và ngược lại. Kết quả hoạt động tuyển sinh phụ thuộc vào các thành quả trong đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tình hình việc làm của SV sau tốt nghiệp và định hướng phát triển của các cơ sở đào tạo.

Công tác tuyển sinh bắt đầu việc xây dựng đề án tuyển sinh. Việc xây dựng đề án tuyển sinh được căn cứ trên cơ sở Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) và thực tế phát triển theo quy định của Nhà trường. Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo các yêu cầu như: cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh theo từng phương thức tuyển sinh khác nhau và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với quy định, tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp...

Quy trình công tác tuyển sinh ngành QTKD bao gồm: đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, thành lập Hội đồng tuyển sinh, hoạt động thanh tra, khâu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (dự thi), tập huấn về quy chế tuyển sinh, tổ chức làm đề.

Theo Điều 34 Luật số 08/2012/QH13 và Luật số 34/2018/QH14 của Luật Giáo dục đại học, công tác tuyển sinh ở trường đại học thể hiện qua các nội dung sau:

- Chỉ tiêu tuyển sinh:

Bộ trưởng BGD&ĐT căn cứ theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, tỷ lệ có việc làm của SV tốt nghiệp và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác của từng cơ sở giáo dục đại học để giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm CĐR của CTĐT đã công bố.

- Tổ chức tuyển sinh:

Các cơ sở giáo dục đại học tùy tình hình thực tế của đơn vị mình để lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp. Hiện nay, các trường đại học sử dụng các phương thức tuyển sinh: xét tuyển (kết quả học bạ hoặc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia), thi tuyển và có trường kết hợp cả hai phương thức.

Thời gian đào tạo các trình độ giáo dục đại học được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy theo quy định của Luật giáo dục đại học.

Thời gian đào tạo theo tín chỉ được xác định trên cơ sở số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.

Thời gian đào tạo mỗi trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục thường xuyên dài hơn ít nhất một học kỳ so với thời gian đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thực hiện công tác tuyển sinh cần đảm bảo các nội dung sau: - Có kế hoạch tuyển sinh và truyền thông cụ thể hàng năm;

- Có đề án tuyển sinh hàng năm; - Đa dạng hóa hình thức tuyển sinh;

- Có tiêu chí lựa chọn người học chất lượng, phù hợp CTĐT; - Có cải tiến để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.

1.3.2. Chương trình đào tạo

Theo Điều 36 Luật giáo dục đại học quy định:

CTĐT bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, CĐR phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam. CTĐT được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn CTĐT.

Các cơ sở giáo dục đại học được sử dụng CTĐT của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp; bảo đảm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Cơ sở giáo dục đại học được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

43/2007/QĐ-BGĐDT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT) quy định về quy chế giáo dục đào tạo đại học như sau:

- CTĐT thể hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học.

- CTĐT được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng BGĐ&ĐT ban hành.

- CTĐT được cấu trúc từ hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

- CTĐT thể hiện chi tiết chương trình khung được BĐG&ĐT duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh. CTĐT gồm nhiều môn học. Môn học dạy trong học kỳ gọi là một học phần. Mỗi học phần gồm nhiều tín chỉ.

Các học phần trong CTĐT được sắp xếp theo trình tự nhất định của từng học kỳ của khóa đào tạo. Đây là trình tự mà Nhà trường khuyến cáo SV nên tuân theo để thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kiến thức. Mỗi ngành đào tạo được mã hóa thành một số bao gồm nhiều chữ số.

CTĐT được xây dựng trên cơ sở CĐR và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo CĐR. CTĐT cũng đảm bảo sự cân đối giữa các khối kiến thức, tính logic đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Đề cương chi tiết các học phần có yêu cầu tiên quyết đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, thể hiện tính hệ thống, logic và sự bổ sung cho nhau. CTĐT cũng được thiết kế đảm bảo liên thông dọc, ngang giữa các trình độ và phương thức đào tạo.

Bên cạnh đó, Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT có quy định ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.

CTĐT ngành QTKD được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại Trường và 01 kỳ thực tập tại cơ sở. Cuối khóa, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy chế 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định về tổ chức đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định về tổ chức đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Kế toán.

Do đó, việc xây dựng và phát triển CTĐT ngành QTKD cần đảm bảo các nội dung sau:

- Có hệ thống xây dựng, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan;

- Có hệ thống rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT để phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan;

- Cụ thể hóa đề cương chi tiết học phần, kế hoạch giảng dạy của CTĐT thành văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR;

- CTĐT được ban hành bằng văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR; - Đảm bảo tính kế thừa, mềm dẻo và liên thông trong nội dung CTĐT.

1.3.3. Kế hoạch đào tạo

Kế hoạch là sự dự kiến các bước thực hiện công việc một cách có hệ thống trong một thời hạn nhất định, căn cứ vào những điều kiện, phương tiện cho phép nhằm đạt được mục tiêu đã xác dịnh. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch là yêu cầu quan trọng khẳng định tính hiệu quả của các hoạt động xã hội, đặc biệt là công tác quản lý.

Trên cơ sở CTĐT chi tiết, chương trình môn học đã được phê duyệt, số lượng SV thực tế và tình hình CSVC hiện có, Nhà trường sẽ tiến hành xây dựng KHĐT chung cho các ngành học nói chung và ngành QTKD nói riêng, cho từng khóa học, năm học và học kỳ, tùy theo cơ sở giáo dục đại học mà theo đó KHĐT sẽ được tiến hành theo quy trình khác nhau.

Các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Một năm học theo hình thức tích lũy tín chỉ có hai học kỳ chính. Ngoài hai học kỳ chính, thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để SV có điều kiện được học lại, học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, thủ trưởng cơ sở đào tạo dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, học kỳ.

SV khi nhập học sẽ được nhà trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy định về đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của SV.

Việc xây dựng, tổ chức KHĐT ngành QTKD cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Có hệ thống xây dựng thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT trên cơ sở CTĐT chung bám sát CĐR; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cụ thể hóa CTĐT thông qua mục tiêu, nội dung và kế hoạch giảng dạy; - Thể hiện khối lượng và nội dung kiến thức quy định cho ngành học; - Số học phần trong từng học kỳ, năm học được phân bổ hợp lý.

1.3.4. Thực hiện kế hoạch đào tạo

và học tập. Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học đều phải phát huy yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất, năng lực) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. Mục tiêu dạy học được thực hiện theo đúng mục tiêu môn học, mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đã được phê duyệt. Giảng viên là người quản lý, điều hành việc dạy học theo kế hoạch thống nhất và được kiểm tra, đánh giá cụ thể. Giảng viên là người thiết kế bài học, tổ chức và hướng dẫn SV tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức; sử dụng các điều kiện và phương tiện dạy học đầy đủ, đúng quy định. Bên cạnh đó, giảng viên cũng là người hiểu rõ và sử dụng các hình thức dạy học một cách linh hoạt, phù hợp nội dung và đối tượng trong từng tình huống cụ thể.

Người học là người phải tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững cơ sở nghề nghiệp tương lai của mình. Người học cần nhận thức đúng trong việc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 28)