Thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học Tà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học Tà

chính – Kế toán

Công tác tuyển sinh ở nhiều trường đại học trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu hoặc có nguy cơ không tuyển sinh được, đặc biệt là các trường đại học địa phương. Từ năm 2019, công tác tuyển sinh đã được Bộ GD & ĐT triển khai theo hướng các trường đại học được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh, sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh (xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ lớp 12). Do đó, sự cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng cao, ngay cả một số trường có uy tín, bề dày lịch sử cũng vẫn phải thực hiện nhiều chiến dịch, giải pháp để tăng cường truyền thông tuyển

sinh, vẫn có những ngành nghề không tuyển đủ chỉ tiêu.

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2018 đến năm 2020 ở Trường Đại học TC – KT

TT Năm Chỉ tiêu Kết quả tuyển sinh Ghi chú

Số lƣợng Tỷ lệ so chỉ tiêu %

1 2018 2035 491 24,12

2 2019 1663 364 21,89

3 2020 1731 483 27,90

Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh từ năm 2018-2020

Từ số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, kết quả tuyển sinh của Nhà trường từ năm 2018 đến năm 2020 chưa thật sự khả quan, tỷ lệ % so với chỉ tiêu đưa ra còn thấp. Điều này cho thấy, mặc dù Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển sinh: thay đổi phương thức tuyển sinh, truyền thông trong tuyển sinh,...nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà kết quả tuyển sinh chưa đạt được như ý muốn.

Qua nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, các báo cáo công tác tuyển sinh hằng năm của Nhà trường, điểm trúng tuyển vào trường từ năm 2018 đến 2020 được lấy từ điểm sàn trở lên cho tất cả các ngành, trong đó có ngành QTKD. Từ năm 2018, Nhà trường đã thành lập Ban tư vấn tuyển sinh với đội ngũ CB, GV tham gia tư vấn, truyền thông, tổ chức tuyển sinh,...Tuy nhiên, để công tác tuyển sinh thật sự có sự chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng ở các khối ngành, Nhà trường cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra và nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2018 đến năm 2020 ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT

TT Năm Chỉ tiêu Kết quả tuyển sinh Ghi

chú Số lƣợng Tỷ lệ so chỉ tiêu %

1 2018 293 92 31,40

2 2019 294 118 40,13

3 2020 368 126 34,23

Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh từ năm 2018-2020

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, mặc dù QTKD là một ngành học mới và đang là xu thế lựa chọn của giới trẻ vì đây là một ngành học đa nghề và năng động nhưng kết quả tuyển sinh qua các năm có biến động và đạt kết quả chưa cao (31.40%, 40.13% và 34.23% tương ứng với các năm 2018, 2019 và 2020) do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điều này cho thấy Nhà trường cũng như lãnh đạo Khoa QTKD cần quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông trong tuyển sinh, tổng kết sau mỗi mùa tuyển sinh, tiến hành đánh giá kết quả tuyển sinh và cải tiến hơn trong những năm tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về công tác tuyển sinh

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,45 Thứ bậc

1 Có kế hoạch tuyển sinh và truyền thông cụ

thể hàng năm 4,21 2 3,78 2

2 Có đề án tuyển sinh hàng năm 4,25 1 3,92 1 3 Đa dạng hóa hình thức tuyển sinh 3,89 3 3,46 3 4 Có tiêu chí lựa chọn người học chất lượng,

phù hợp CTĐT 3,68 5 3,09 5

5 Có cải tiến để đảm bảo tính thực tiễn và

hiệu quả 3,79 4 3,15 4

Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển sinh ở bảng 2.6 cho thấy trung bình chung các nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức thực hiện “Tốt” (ĐTB: 3,95 và 3,45, nằm trong khoảng 3,41- 4,20), tương đồng hoàn toàn về giá trị trong xếp hạng từ cao đến thấp của các nội dung. Tuy vậy, Nhà trường cần quan tâm đến nội dung được xếp thứ bậc thấp “Có tiêu chí lựa chọn người học chất lượng phù hợp với CTĐT” so với các nội dung còn lại. Có thể hiểu là Nhà trường cần nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào để phù hợp với từng ngành học, chương trình học hơn để nâng cao chất lượng đào tạo.

CBQL và GV đánh giá cao nội dung 2 “Có đề án tuyển sinh hàng năm” (xếp thứ 1) và “Có kế hoạch tuyển sinh và truyền thông cụ thể hàng năm” (xếp thứ 2), cho thấy CBQL và GV hiện đang hài lòng về công tác tuyển sinh, phương thức truyền thông trong tuyển sinh của Nhà trường.

Nhà trường cần duy trì và nâng cao hơn nữa các nội dung được đánh giá ở mức thực hiện “Tốt” trong công tác tuyển sinh để đa dạng hóa hình thức tuyển sinh, từ đó thu hút thí sinh dự tuyển có chất lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 54 - 56)