Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu S

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 97 - 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu S

ngành QTKD

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Đối với một trường Đại học, việc xây dựng và phát triển các quan hệ hợp tác với các DN, cơ sở giáo dục là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Bởi vì việc đó sẽ mang lại sự hậu thuẫn tốt cho Nhà trường về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho đến tài chính, vừa tạo đầu ra cho SV tốt nghiệp, mở rộng hợp tác về chuyển giao công nghệ và đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

- Thiết lập mối quan hệ gắn kết với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung CTĐT và CĐR phù hợp thực tế yêu cầu của DN.

- Đẩy mạnh mối quan hệ cũng nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng lao động góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ngành QTKD đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đưa Nhà trường ngày càng phát triển.

Về phía Nhà trường:

- Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đồng thời, tăng cường khả năng tiếp cận và áp dụng kiến thức lý luận cơ sở vào thực tiễn của SV

- Nâng cao uy tín của Nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động. Nhà trường tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, gây uy tín cũng như duy trì mối liên kết bền vững giữa Nhà trường và DN.

- Tạo cơ hội cho SV có cơ hội thực hành, thực tập đúng ngành nghề đào tạo, có cơ hội tìm kiếm học bổng và các tổ chức tuyển dụng tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Về phía DN:

- DN có cơ hội quảng bá thương hiệu và tuyển dụng được nguồn lao động chất lượng, có trình độ.

- Được phép đóng góp ý kiến vào việc xây dựng CTĐT của Nhà trường. Về phía cựu SV:

- Có thể tham gia vào các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học tập cho SV;

- Trở thành một kênh truyền thông hiệu quả cho danh tiếng, cũng như là sự đảm bảo chắc chắn cho chất lượng giáo dục của trường đại học.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Mối quan hệ giữa đào tạo với DN và cựu SV được tăng cường thông qua việc đổi mới mục tiêu và nội dung CTĐT của từng ngành học nói chung và ngành QTKD

nói riêng theo nhu cầu thực tế của DN và thị trường lao động.

- Trên cơ sở khảo sát ý kiến của DN, cựu SV về những kiến thức, kỹ năng cơ bản tương ứng với ngành nghề và trình độ đào tạo, Nhà trường xây dựng CTĐT của mình, tăng cường cơ chế hợp tác với DN để biên soạn CTĐT, đẩy mạnh tổ chức hội thảo khoa học có sự đóng góp ý kiến của các DN và cựu SV.

- Nhà trường phối hợp với DN trong việc xây dựng, thẩm định CĐR, CTĐT trong những lần xây dựng lại hoặc điều chỉnh chương trình giảng dạy của trường; Phối hợp mới các chuyên gia DN tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý hoàn thiện các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp,...Xây dựng chương trình được thực hiện theo phương pháp phân tích thực tế nhu cầu thị trường lao động gắn với đào tạo của Nhà trường, hiện đại phát triển nhưng phải đáp ứng được CĐR cho SV.

- Việc đổi mới phương thức gắn kết được thể hiện ở các nội dung như: hợp đồng hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ SV thực tập, tiếp nhận SV tốt nghiệp vào làm việc, công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp…

- Sự gắn kết giữa đào tạo với DN và cựu SV còn được tăng cường thông qua việc huy động nguồn lực tham gia vào công tác đào tạo, đặc biệt là nguồn lực tài chính, góp phần giúp đỡ những SV có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các CBQL xây dựng được năng lực của Nhà trường đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ Hỗ trợ SV và Quan hệ DN tăng cường tiếp cận thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, ngành nghề, quy mô, trình độ nghề và thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của Nhà trường. Cần tích cực tìm kiếm các mối quan hệ với đơn vị sử dụng lao động, xúc tiến thúc đẩy quan hệ liên kết thành lập và phát triển.

- Hiệu trưởng giao cho Tổ Hỗ trợ SV và Quan hệ DN chủ động tìm kiếm đơn vị sử dụng lao động và tiến hành ký kết các hợp đồng liên kết đào tạo hoặc tiến hành các phương thức, cơ chế khác phù hợp với năng lực và điều kiện của cả hai bên; phối hợp xây dựng nội dung, CTĐT; Ký kết các biên bản ghi nhớ để xúc tiến tuyển sinh và hỗ trợ đào tạo, tạo điều kiện về địa điểm cho SV thực tập, cho đội ngũ GV và SV tham quan thực tế.

- Hiệu trưởng giao cho Phòng Quản lý đào tạo và Phòng Công tác SV kết hợp với DN và cựu SV thành đạt tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, giới thiệu thực tập viên tiềm năng, các chương trình tư vấn tuyển dụng với sự tham gia tư vấn là Trưởng các khoa có ngành đào tạo tại trường. Qua các hoạt động này, DN cũng có cơ hội tuyển dụng được các SV xuất sắc.

- Hiệu trưởng giao cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ các DN sử dụng lao động và cựu SV để nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động và khảo sát tình hình có việc làm của SV sau một năm tốt nghiệp. Từ đó, đánh

giá, điều chỉnh CTĐT phù hợp với yêu cầu của DN sử dụng lao động.

- Phòng Công tác SV chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo vận động, ký kết với DN, cựu SV, đề nghị cấp các suất học bổng cho SV vào các dịp khai giảng và bế giảng hàng năm; Cử CBQL có kinh nghiệm tham gia góp ý về CTĐT, tư vấn việc làm, hướng dẫn kỹ năng lý thuyết và thực hành cho SV tại Nhà trường.

- Phòng Quản lý đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp giấy giới thiệu cho SV trước khi đi thực tập để SV được chuẩn bị trước về tâm lý, chú ý đến kỹ năng mềm và nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp trong quá trình thực tập tại các cơ quan, đơn vị, DN.

- Phòng Công tác SV, cụ thể là Tổ Tư vấn SV và Hỗ trợ DN chủ trì, chủ động tạo mối liên kết với cộng đồng DN và cựu SV thông qua việc mời DN tham gia vào các HĐĐT như đưa SV đến thực tế, kiến tập tại DN; Mời các DN tham gia vào hoạt động xây dựng, thẩm định, góp ý cho CTĐT của Nhà trường; Thường xuyên phối hợp với các Sở, Ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi để tổ chức Ngày hội việc làm tại trường nhằm tạo điều kiện cho DN và SV gặp nhau.

- Phòng Công tác SV tăng cường các giải pháp hiệu quả để huy động các cựu SV trong việc chia sẻ kinh nghiệm trong công việc cũng như mở ra các cơ hội để hợp tác kinh doanh giữa các cựu SV cũng như các dự án khởi nghiệp của SV. Hội cựu SV hỗ trợ cho SV mới ra trường các cơ hội việc làm, là chỗ dựa tinh thần để SV mới ra trường có chỗ đứng trong xã hội.

- Phòng Công tác SV phối hợp cùng Hội SV của Nhà trường thành lập bộ phận thường trực Hội cựu SV tại trường có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, thống kê thông tin về các SV vừa tốt nghiệp, tìm cách liên lạc lại với các SV từ các khóa trước. Đồng thời, khuyến khích Hội cựu SV tham gia tổ chức các hội thào các ngành học để nâng cao kiến thức cho các cựu SV.

- Lãnh đạo Khoa QTKD được phân quyền chủ động phối hợp với DN đánh giá nội dung CTĐT, từ đó điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thực tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của DN và người sử dụng lao động.

- Lãnh đạo Khoa QTKD chủ động xây dựng lại CTĐT sát với thực tế thị trường việc làm, nắm chắc nhu cầu thị trường lao động của DN ở từng thời điểm trong năm để có KHĐT phù hợp, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực có chuyên môn tốt cho DN ở mùa cao điểm.

- Khoa QTKD tổ chức hoạt động giao lưu ngoại khóa cho SV ngành QTKD thông qua Câu lạc bộ học tập có sự tham gia của các chuyên gia ở các DN để tăng năng lực thực hành, thực tế của môn học.

- Khoa QTKD cùng với Tổ Hỗ trợ SV và Quan hệ DN thường xuyên tìm kiếm các thông báo tuyển dụng để tìm đầu ra cho SV ngành QTKD cũng như cho toàn trường. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm đến phản hồi của DN về chất lượng SV được tuyển dụng để từ đó điều chỉnh chương trình, phương pháp cũng như cách thức đào tạo

cho phù hợp.

- Khoa QTKD duy trì và mở rộng hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động trong nhiều lĩnh vực và nhiều hình thức hợp tác như tổ chức sự kiện, game show, cuộc thi, mời các nhà chuyên môn cao, giám đốc DN tham gia giảng dạy một số học phần thực hành. Khuyến khích các cơ sở sử dụng lao động tham gia vào ngày hội tư vấn hướng nghiệp của Nhà trường.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn SV xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tập, hiểu được thực tế diễn ra tại đơn vị, DN để khuyên bảo, động viên SV đồng thời cũng có mối quan hệ tốt với lãnh đạo các bộ phận tiếp nhận SV để cùng có giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 97 - 100)