8. Cấu trúc của luận văn
2.2.6. Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho người học có điều kiện tốt nhất về học tập, ăn ở, vui chơi, có điều kiện phát triển toàn diện về tố chất; giảng viên có điều kiện tốt nhất để giảng dạy và làm việc, phát huy được tài năng, toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp phát triển bền vững của Trường.
Hệ thống phòng học, giảng đường được trang bị máy tính kết nối Internet, đèn chiếu, thiết bị âm thanh. Phòng thực hành máy được trang bị hệ thống máy tính cấu hình cao.
Thư viện hiện có hơn 5.800 đầu sách, hơn 42.000 bản sách và 2 phòng đọc mở có 70 máy tính nối mạng Internet
Nhà trường còn có Hội trường hiện đại, Phòng Hội thảo khoa học (là nơi tổ chức các sự kiện khoa học của Nhà trường), Nhà thi đấu đa năng, 02 sân bóng đá mini ngoài trời và 02 khu ký túc xá dành cho SV.
2.3. Khái quát về Khoa QTKD ở Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bộ môn Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 190/QĐ/BTC ngày 25 tháng 01 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tháng 9/2011, Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán được Chính phủ ký Quyết định nâng cấp thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán, cùng với đó Khoa Quản trị kinh doanh được hình thành cho đến nay với 03 bộ
Hội đồng trƣờng Ban Giám hiệu
Hội đồng
Khoa học và Đào tạo Các Hội đồng Tư vấn
Các khoa Các Bộ môn trực thuộc Các Phòng, Ban chức năng Các cơ sở phục vụ đào tạo Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Các bộ môn Các tổ công tác
môn trực thuộc (Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Bộ môn Kinh tế và Bộ môn Kinh doanh quốc tế).
Hiện nay khoa Quản trị kinh doanh thực hiện đào tạo ngành Quản trị doanh nghiệp và Kinh doanh quốc tế. Phương tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và quản lý như: máy tính, phần mềm quản lý, phần mềm kế toán, đèn chiếu, thư viện, giảng đường,... được Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và của sinh viên.
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Tham mưu cho Hiệu trưởng về đào tạo các môn học được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, Quản lý công tác chuyên môn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
- Chủ trì việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa theo kế hoạch công tác của nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học được phân công.
- Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất hướng giải quyết với Ban giám hiệu nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của các bậc và hệ đào tạo trong toàn trường.
- Tổ chức hội thảo, sinh hoạt khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài.
- Đề xuất tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên; cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.
- Triển khai việc thực hiện các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên thuộc Bộ môn.
- Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường; Thực hiện việc thi hết môn, thi tốt nghiệp theo kế hoạch chung của Trường; Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Ban giám hiệu.
- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao.
2.3.3. Đội ngũ cán bộ, viên chức
Hiện nay khoa Quản trị kinh doanh thực hiện đào tạo ngành quản trị doanh nghiệp và Kinh doanh quốc tế, đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, giảng viên của Khoa là 29 người, với 03 Bộ môn trực thuộc: Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Bộ môn Kinh tế và Bộ môn Kinh doanh quốc tế.
Cơ cấu nhân sự của Khoa QTKD cụ thể như sau:
- Bộ môn QTDN: 10 người, trong đó có 02 NCS và 08 Thạc sỹ.
- Bộ môn Kinh tế: 12 người, trong đó có 01 Tiến sĩ, 04 NCS và 07 Thạc sỹ. - Bộ môn Kinh doanh quốc tế: 06 người, trong đó có 02 Tiến sĩ, 02 NCS và 02 Thạc sỹ.
Và 01 Trợ lý khoa.
2.4. Thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD ngành QTKD
2.4.1.1. Nhận thức của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT
Nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL, 89 GV và 190 SV.
Thống kê số liệu về kết quả khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của
HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của HĐĐT
Mức độ CBQL,GV SV
Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %
Rất quan trọng 84 71,8 131 68,9
Quan trọng 19 16,2 31 16,3
Tương đối quan trọng 14 12 28 14,7
Không quan trọng 0 0 0 0
Hoàn toàn không quan trọng 0 0 0 0 Qua kết quả khảo sát trên, cho thấy:
Phần lớn CBQL, GV và SV đều nhận thức cao về tầm quan trọng của HĐĐT
ngành QTKD: số CBQL và GV có ý kiến là Rất quan trọng chiếm 71,8%, Quan trọng chiếm 16,2%; Số SV có ý kiến là Rất quan trọng chiếm 68,9%, Quan trọng chiếm 16,3%. Từ đó cho thấy, đa số CBQL, GV và SV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của HĐĐT, giúp Nhà Trường quan tâm đến hiệu quả của công tác quản lý HĐĐT ngành QTKD mặc dù vẫn có một số CBQL, GV và SV chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng (cho rằng Tương đối quan trọng) của HĐĐT ngành
QTKD trong Nhà trường hiện nay: 12% (CBQL, GV) và 14,7% (SV).
Bên cạnh đó, số liệu khảo sát cũng thể hiện mức độ nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD cao hơn SV. Vì vậy, việc thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT là rất quan trọng.
2.4.1.2. Đánh giá về HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT
Nhằm phân tích, đánh giá thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL, 89 GV và 190 SV. Kết quả đánh giá HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV và SV về HĐĐT Mức độ CBQL, GV SV Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Rất tốt 19 16,2 100 52,6 Tốt 53 45,3 59 31,1 Khá 45 38,5 31 16,3 Trung bình 0 0 0 0 Yếu 0 0 0 0
Số liệu khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy:
Hầu hết CBQL, GV và SV đều đánh giá tốt về thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT. Cụ thể: có 16,2% CBQL, GV và 52,6% SV đánh giá Rất tốt; có 45,3% CBQL, GV và 31,1% SV đánh giá Tốt. Bên cạnh những CBQL, GV và SV có đánh giá tốt về HĐĐT ngành QTKD của Nhà trường thì vẫn còn một số CBQL, GV và SV đánh giá chưa cao về HĐĐT ngành QTKD của Nhà trường hiện nay. Có 38,5% CBQL, GV và 16,3% SV đánh giá Khá.
Từ đó cho thấy, Nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý về HĐĐT ngành QTKD nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.4.2. Thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán chính – Kế toán
Công tác tuyển sinh ở nhiều trường đại học trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tuyển sinh không đủ chỉ tiêu hoặc có nguy cơ không tuyển sinh được, đặc biệt là các trường đại học địa phương. Từ năm 2019, công tác tuyển sinh đã được Bộ GD & ĐT triển khai theo hướng các trường đại học được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh, sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh (xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ lớp 12). Do đó, sự cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng cao, ngay cả một số trường có uy tín, bề dày lịch sử cũng vẫn phải thực hiện nhiều chiến dịch, giải pháp để tăng cường truyền thông tuyển
sinh, vẫn có những ngành nghề không tuyển đủ chỉ tiêu.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2018 đến năm 2020 ở Trường Đại học TC – KT
TT Năm Chỉ tiêu Kết quả tuyển sinh Ghi chú
Số lƣợng Tỷ lệ so chỉ tiêu %
1 2018 2035 491 24,12
2 2019 1663 364 21,89
3 2020 1731 483 27,90
Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh từ năm 2018-2020
Từ số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, kết quả tuyển sinh của Nhà trường từ năm 2018 đến năm 2020 chưa thật sự khả quan, tỷ lệ % so với chỉ tiêu đưa ra còn thấp. Điều này cho thấy, mặc dù Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển sinh: thay đổi phương thức tuyển sinh, truyền thông trong tuyển sinh,...nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà kết quả tuyển sinh chưa đạt được như ý muốn.
Qua nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, các báo cáo công tác tuyển sinh hằng năm của Nhà trường, điểm trúng tuyển vào trường từ năm 2018 đến 2020 được lấy từ điểm sàn trở lên cho tất cả các ngành, trong đó có ngành QTKD. Từ năm 2018, Nhà trường đã thành lập Ban tư vấn tuyển sinh với đội ngũ CB, GV tham gia tư vấn, truyền thông, tổ chức tuyển sinh,...Tuy nhiên, để công tác tuyển sinh thật sự có sự chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng ở các khối ngành, Nhà trường cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra và nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2018 đến năm 2020 ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT
TT Năm Chỉ tiêu Kết quả tuyển sinh Ghi
chú Số lƣợng Tỷ lệ so chỉ tiêu %
1 2018 293 92 31,40
2 2019 294 118 40,13
3 2020 368 126 34,23
Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh từ năm 2018-2020
Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, mặc dù QTKD là một ngành học mới và đang là xu thế lựa chọn của giới trẻ vì đây là một ngành học đa nghề và năng động nhưng kết quả tuyển sinh qua các năm có biến động và đạt kết quả chưa cao (31.40%, 40.13% và 34.23% tương ứng với các năm 2018, 2019 và 2020) do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điều này cho thấy Nhà trường cũng như lãnh đạo Khoa QTKD cần quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông trong tuyển sinh, tổng kết sau mỗi mùa tuyển sinh, tiến hành đánh giá kết quả tuyển sinh và cải tiến hơn trong những năm tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về công tác tuyển sinh
TT Nội dung đánh giá
CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,45 Thứ bậc
1 Có kế hoạch tuyển sinh và truyền thông cụ
thể hàng năm 4,21 2 3,78 2
2 Có đề án tuyển sinh hàng năm 4,25 1 3,92 1 3 Đa dạng hóa hình thức tuyển sinh 3,89 3 3,46 3 4 Có tiêu chí lựa chọn người học chất lượng,
phù hợp CTĐT 3,68 5 3,09 5
5 Có cải tiến để đảm bảo tính thực tiễn và
hiệu quả 3,79 4 3,15 4
Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển sinh ở bảng 2.6 cho thấy trung bình chung các nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức thực hiện “Tốt” (ĐTB: 3,95 và 3,45, nằm trong khoảng 3,41- 4,20), tương đồng hoàn toàn về giá trị trong xếp hạng từ cao đến thấp của các nội dung. Tuy vậy, Nhà trường cần quan tâm đến nội dung được xếp thứ bậc thấp “Có tiêu chí lựa chọn người học chất lượng phù hợp với CTĐT” so với các nội dung còn lại. Có thể hiểu là Nhà trường cần nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào để phù hợp với từng ngành học, chương trình học hơn để nâng cao chất lượng đào tạo.
CBQL và GV đánh giá cao nội dung 2 “Có đề án tuyển sinh hàng năm” (xếp thứ 1) và “Có kế hoạch tuyển sinh và truyền thông cụ thể hàng năm” (xếp thứ 2), cho thấy CBQL và GV hiện đang hài lòng về công tác tuyển sinh, phương thức truyền thông trong tuyển sinh của Nhà trường.
Nhà trường cần duy trì và nâng cao hơn nữa các nội dung được đánh giá ở mức thực hiện “Tốt” trong công tác tuyển sinh để đa dạng hóa hình thức tuyển sinh, từ đó thu hút thí sinh dự tuyển có chất lượng.
2.4.3. Thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán
CTĐT là xuất phát điểm, là xương sống của chất lượng đào tạo. Việc tổ chức phát triển CTĐT là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục đại học. Tùy theo sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn, triết lý của từng trường để xây dựng CTĐT cho từng ngành học, năm học cho phù hợp.
CTĐT ngành QTKD tại Trường Đại học TC - KT được xây dựng căn cứ trên các quy định, hướng dẫn của Bộ GD & ĐT với mục tiêu cụ thể, yêu cầu CĐR, hình thức
KT - ĐG kết quả học tập của SV, giáo trình giảng dạy, tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo khác.
CTĐT được thực hiện trong 4 năm đối với bậc đại học (8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 kỳ thực tập tại cơ sở) với tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 129 tín chỉ (không bao gồm học phần GDTC và GDQP – AN). Tùy theo khả năng và điều kiện học tập, SV có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm học. Cuối khóa học, SV làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay khóa luận tốt nghiệp.
SV tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của CTĐT và đáp ứng các yêu cầu khác trong quy định về tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học TC - KT.
Cấu trúc kiến thức của CTĐT ngành QTKD gồm: kiến thức giáo dục đại cương với tổng 37 tín chỉ và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp với 92 tín chỉ (trong đó kiến thức cơ sở khối ngành là 06 tín chỉ, kiến thức cơ sở ngành là 24 tín chỉ, kiến thức ngành và chuyên ngành là 32 tín chỉ, kiến thức bổ trợ là 20 tín chỉ và thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp là 10 tín chỉ).
Để đánh giá thực trạng CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng