Thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 68 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tà

Tài chính – Kế toán

KHĐT từng học kỳ, năm học của Nhà trường, của từng Khoa, từng ngành phải ổn định cho một khóa đào tạo. Trong KHĐT việc phân bổ môn học, học phần phải đúng theo yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, phải phân bổ trong 15 tuần thực học để SV có thời gian tự học theo đúng quy định.

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý xây dựng KHĐT được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,83 Thứ bậc ĐTB 3,45 Thứ bậc 1

Xây dựng lộ trình giảng dạy các học phần cho từng chuyên ngành trong khóa học hợp lý, logic (môn học trước, môn học sau…)

4,11 1 3,35 5

2

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT

4,00 2 3,46 2

3

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan khi xây dựng KHĐT chi tiết cho từng CTĐT / học phần

3,32 5 3,57 1

4 Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng

CTĐT theo quy định 3,89 3 3,45 3 5 Cải tiến, điều chỉnh KHĐT sau mỗi học kỳ,

năm học 3,86 4 3,42 4

Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng quản lý KHĐT tại bảng 2.14 cho thấy tổng trung bình các nội dung đều ở mức đánh giá thực hiện “Tốt” (ĐTB đánh giá của CBQL là 3,83 và GV là 3,45; nằm trong khoảng từ 3,41 – 4,20). Trong đó các nội dung mà cả CBQL và GV đều đánh giá mức độ thực hiện cao là nội dung 2 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT” (ĐTB đánh giá của CBQL là 4,00 và GV là 3,35; xếp thứ 2) và nội dung 4 “Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng CTĐT theo quy định” (ĐTB tương ứng là 3,89 và 3,45; xếp thứ 3). Riêng ở thứ hạng 1 thì CBQL đánh giá cao nội dung 1 “Xây dựng lộ trình giảng dạy các học phần cho từng chuyên ngành trong khóa học hợp lý, logic (môn học trước, môn học sau…)” (ĐTB=4,11) còn GV đánh giá cao nội dung 3 “Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan khi xây dựng KHĐT chi tiết cho từng CTĐT/học phần” (ĐTB=3,57).

Từ phân tích kết quả trên cho thấy, Nhà trường đã quản lý tốt việc xây dựng KHĐT chung cho các ngành học trong toàn trường, trong đó có ngành học QTKD. Tuy nhiên cũng cần tiến hành xem xét, điều chỉnh, cải tiến KHĐT cho phù hợp sau mỗi học kỳ, năm học để cải tiến quy trình đào tạo, giảng dạy cho phù hợp thực tiễn.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với Trưởng khoa QTKD, Tổ trưởng các Bộ môn thuộc Khoa và CBQL phòng Quản lý đào tạo và ghi nhận được thông tin: Nhà trường, Khoa QTKD đã quản lý tốt việc xây dựng KHĐT ngành QTKD; Có kế hoạch chỉ đạo chung đến từng Khoa, Phòng về quy trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ, năm học. Lãnh đạo khoa QTKD đã quán triệt đến

toàn thể CB, GV và SV ngành QTKD thực hiện theo đúng KHĐT đã ban hành. Và kế hoạch giảng dạy chi tiết của từng học kỳ, năm học, của từng Khoa, ngành học được kiểm tra, giám sát và điều chỉnh phù hợp.

2.5.4. Thực trạng quản lý thực hiện KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)