8. Cấu trúc của luận văn
1.4.6. Quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV
Ngày 13/6/2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020", chủ trương tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội: Quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ sở đào tạo và DN trong việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp, tuyển dụng học sinh, SV tốt nghiệp”. Đồng thời, “Khuyến khích DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học để tăng cường khả năng tự cung ứng nhân lực và góp phần cung ứng nhân lực cho thị trường lao động”. [31]
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định học kỳ cuối khóa SV phải thực tập tại các cơ sở nhất là ở các DN. Đây là một yêu cầu không thể thiếu trong CTĐT. Thực hành, thực tập là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo nhằm đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời, vừa giúp SV tự đánh giá vừa giúp nhà trường rà soát, điều chỉnh mục tiêu, nội dung CTĐT ngày càng phù hợp hơn.
Xuất phát từ nhu cầu thiết lập mối quan hệ với DN và cựu SV, các cơ sở giáo dục đại học thành lập Phòng hoặc Tổ chức năng làm nhiệm vụ là đầu mối trong các hoạt
động quan hệ DN của trường; Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng, giúp SV tiếp cận và hội nhập nhanh với DN.
Bộ phận phụ trách sẽ xây dựng và trình Ban Giám hiệu phê duyệt các chương trình, kế hoạch phát triển toàn diện Phòng phù hợp với chiến lược phát triển của Trường; Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các DN; Xúc tiến kêu gọi tài trợ học bổng cho SV, vận động nguồn tài trợ từ các DN, các tổ chức và cá nhân hợp tác với Trường; Tổ chức thực hiện các buổi giao lưu nghề nghiệp, các HĐĐT nhằm tăng cường hoạt động giao lưu giữa Nhà trường với DN, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV; Phối hợp các bộ phận chuyên môn lập kế hoạch gắn kết hoạt động Nhà trường với công ty, DN trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; Điều tra, khảo sát công nghiệp, đánh giá chất lượng đào tạo, việc làm và nhu cầu xã hội, đề xuất CTĐT cụ thể với từng ngành đào tạo theo yêu cầu của DN.
Bộ phận này còn thành lập và quản lý hiệu quả Hội cựu SV của Nhà trường; Chủ trì phối hợp cùng Phòng Thanh tra Giáo dục, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cùng các khoa chuyên ngành quản lý SV tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của SV toàn trường sau khi tốt nghiệp.
Quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó như là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp từ trong quá khứ tới tương lai và ngược lại. Tất cả các nhà quản trị luôn phải tạo ra và giữ gìn những mối quan hệ với mọi người trong công ty: mối quan hệ với cấp dưới, mối quan hệ với đối tác, khách hàng của công ty. Một nhà quản trị giỏi luôn giữ được bầu không khí vui vẻ trong công ty và khiến mỗi ngày đi làm với nhân viên là một ngày vui. Doanh nghiệp có tạo ra được hình ảnh tốt đẹp với đối tác hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của nhà quản trị.
Do đó, nội dung quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ở Nhà trường bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động định hướng cho SV sau khi ra trường; - Tổ chức các hoạt động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng nhân lực của tổ chức, DN; - Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng trong việc thiết lập mối quan hệ với DN và cựu SV;
- Xây dựng kênh liên lạc với cựu SV ngành QTKD;
- Tổ chức khảo sát tỷ lệ có việc làm của người học sau 01 năm tốt nghiệp ở các tổ chức, DN;
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm với sự tham gia của các DN và cựu SV thành đạt để nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV sau tốt nghiệp.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐĐT ngành QTKD ở trƣờng Đại học
1.5.1. Yếu tố khách quan
hiệu quả đào tạo của các trường đại học hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và gặp nhiều thách thức: SV ra trường chưa đáp ứng yêu cầu công việc của các DN cả về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tố thứ hai ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước, các DN phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc HĐĐT ở các trường đại học cần phải đổi mới cách thức, phương thức, chương trình giảng dạy cho phù hợp với tình hình, đồng thời đầu tư mới, đồng bộ các phương tiện, thiết bị giảng dạy và các máy móc thực hành hiện đại.
Yếu tố thứ ba là hiện nay, các trường đại học do cơ chế, chính sách, đường lối chưa phù hợp và do điều kiện kinh tế của từng trường còn hạn chế nên công tác giảng dạy, thực hành đều sử dụng những thiết bị lỗi thời, không phù hợp với thực tế dẫn đến việc SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến quản lý HĐĐT ngành QTKD là yếu tố xu thế hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học. Đồng nghĩa với việc các trường đại học cũng phải đổi mới HĐĐT về phương thức, nội dung chương trình giảng dạy và đầu tư trang thiết bị dạy học cho phù hợp.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng nhất đến HĐĐT ngành QTKD của trường Đại học chính là chất lượng tuyển sinh đầu vào. Điểm đầu vào cao, chất lượng tốt thì công tác quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao. Ngược lại, thì công tác quản lý đào tạo sẽ khó khăn và hiệu quả không như mong muốn. Chính vì vậy, chất lượng đầu ra và công tác quản lý đào tạo ở những trường có điểm đầu vào cao đều đạt kết quả tốt.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến HĐĐT ngành QTKD là yếu tố con người. Con người ở trường đại học chính là đội ngũ GV, CBQL, người học. GV phải là những người có trình độ, có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của SV, luôn đặt SV làm trung tâm. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐĐT thì người GV sẽ giúp SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. SV là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường nếu nhận thức đúng đắn hoạt động học tập của bản thân cũng như tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao ý thức trong quá trình học tập.
Quan trọng hơn cả là năng lực của người cán bộ quản lý hay nói cách khác chính là người Hiệu trưởng của trường đại học. Hiệu trưởng vừa là người quản lý, đồng thời cũng là người lãnh đạo cao nhất, dẫn dắt toàn bộ các hoạt động của trường tiến tới mục tiêu đào tạo của trường mình. Do đó, sự phát triển của Nhà trường nói chung và công tác quản lý đào tạo nói riêng sẽ phát triển thuận lợi, đạt nhiều kết quả tốt đẹp nếu đặt dưới sự quản lý của người Hiệu trưởng có năng lực.
này có thể được huy động từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc được huy động từ liên kết với các đơn vị, DN trong và ngoài nước và cả từ cựu SV. Có được nguồn vốn dồi dào, công tác quản lý HĐĐT sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời thông qua quan hệ với DN và cựu SV cũng giúp Nhà trường tiếp nhận thông tin phản hồi về đánh giá khả năng của SV nói riêng và đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung để điều chỉnh phương thức quản lý HĐĐT cho phù hợp hơn.
Yếu tố cuối cùng ảnh hướng đến HĐĐT ngành QTKD ở trường Đại học chính là môi trường thực tập, làm việc của SV ngành QTKD sau khi tốt nghiệp. Đây cũng chính là nơi phản ánh, đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường. Do vậy, việc liên kết với các DN sử dụng lao động trong và ngoài nước là rất quan trọng nhằm để nắm bắt, tiếp nhận thông tin phản hồi, từ đó điều chỉnh cách thức quản lý công tác đào tạo cho phù hợp.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trên cơ sở nêu tổng quan các vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa những nội dung trọng tâm sau đây:
Các khái niệm chính của đề tài: Quản lý, Quản lý giáo dục, Đào tạo, HĐĐT và Quản lý HĐĐT.
Hệ thống các HĐĐT ngành QTKD trong trường Đại học và nghiên cứu từng nội dung cụ thể của quản lý HĐĐT ngành QTKD trong trường Đại học như:
- Quản lý công tác tuyển sinh;
- Quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT; - Quản lý xây dựng KHĐT;
- Quản lý thực hiện KHĐT;
- Quản lý thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học;
- Quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐĐT ngành QTKD ở trường Đại học trong giai đoạn hiện nay.
Những vấn đề lý luận nêu trên sẽ là cơ sở để định hướng cho việc tiến hành khảo sát thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT. Từ đó, đề xuất biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành QTKD của Nhà trường.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐĐT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát tình hình thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD có tính cấp thiết và tính khả thi góp phần nâng cao HĐĐT của Nhà trường.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng mức độ thực hiện HĐĐT và quản lý HĐĐT ngành QTKD tại Trường Đại học TC - KT với các nội dung sau:
- Công tác tuyển sinh
- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT - Xây dựng KHĐT
- Thực hiện KHĐT
- Thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học - Quan hệ với DN và cựu SV.
Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường đại học TC - KT thông qua ý kiến của các chuyên gia (Ban Giám hiệu, Trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn, Trưởng Phòng, GV có thâm niên giảng dạy).
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Để có được kết quả nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Trao đổi trực tiếp với cán bộ, GV và SV của Nhà trường về công tác quản lý HĐĐT ngành QTKD.
- Điều tra bằng phiếu hỏi đối với CBQL, GV và SV; Khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia.
- Quan sát các HĐĐT trong Nhà trường. - Phân tích hồ sơ và xử lý kết quả.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
- Chọn mẫu khảo sát:
Kích thước mẫu là vấn đề cần quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Trường hợp của đề tài nghiên cứu là chọn mẫu điều tra khi đã biết số lượng tổng thể [30]:
Trong đó: n là số lượng mẫu cần khảo sát, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép. Với độ chính xác là 95% thì sai số tiêu chuẩn là ±5%. Trên cơ sở đó:
- Trong số 166 CB và GV có liên quan của Nhà trường, chúng tôi chọn cỡ mẫu là 117. Số lượng mẫu để thống kê, xử lý sau khảo sát gồm 117 khách thể.
- Chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ các đối tượng SV ngành QTKD từ năm 2 trở đi. Số lượng mẫu để thống kê, xử lý sau khảo sát gồm 190 khách thể.
- Đối tƣợng khảo sát:
Đối tượng khảo sát bao gồm: CBQL, GV và SV ở Trường Đại học TC - KT Tổng đối tượng khảo sát là: 307 người, trong đó: 28 cán bộ là Lãnh đạo các Khoa phụ trách đào tạo, các Trưởng Bộ môn thuộc Khoa, chuyên viên các phòng chức năng; 89 GV cơ hữu đang giảng dạy tại trường và 190 SV đang tham gia học tập ngành QTKD tại trường từ năm 2 trở đi.
Cụ thể phân bổ như sau:
STT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng %
1 Cán bộ quản lý 28 9,12
2 Giảng viên 89 28,9
3 SV 190 61,9
- Tiến hành khảo sát:
Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn nhiều người thuộc đối tượng khảo sát. Sau đó mới thiết kế mẫu phiếu hỏi hướng vào nội dung cần khảo sát và tiến hành phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát, thu thập phiếu hỏi và xử lý kết quả. Cụ thể:
- Trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV về tầm quan trọng, thực trạng HĐĐT và quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.
- Trưng cầu ý kiến của 190 SV về tầm quan trọng và thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.
- Trưng cầu ý kiến của 28 CBQL về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.
Đồng thời, chúng tôi phỏng vấn trao đổi với một số CBQL, GV và SV để tìm hiểu thêm về thực trạng HĐĐT và quản lý HĐĐT; Thu thập các số liệu từ các phòng chức năng, các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, báo cáo tổng kết năm học.
- Xử lý số liệu:
Chúng tôi thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 5 mức độ: Rất tốt (5 điểm); Tốt (4 điểm); Khá (3 điểm); Trung bình (2 điểm); Yếu (1 điểm).
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8
Từ cách tính trên, ta có các khoảng điểm trung bình của các nội dung là 0,8 điểm. Từ đó, ta đánh giá được mức độ thực hiện các nội dung như sau:
- ĐTB từ 1,81 đến 2,60: Nội dung thực hiện Trung bình. - ĐTB từ 2,61 đến 3,40: Nội dung thực hiện Khá.
- ĐTB từ 3,41 đến 4,20: Nội dung thực hiện Tốt. - ĐTB từ 4,21 đến 5,00: Nội dung thực hiện Rất tốt.
Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê; tính điểm trung bình của các nội dung; xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.
2.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học TC - KT là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Bộ Tài chính, có trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi. Trường được Bộ Tài chính thành lập ngày 28/6/1976, Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành Trường Cao đẳng TC - KT ngày 29/12/1997 theo Quyết định số 1143/1997/QĐ-TTg và nâng cấp thành Trường Đại học TC - KT vào