Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 66 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD ở

trên cả nước trong tình hình hiện nay.

2.5.2. Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT Trường Đại học TC - KT

Mục tiêu của CTĐT ngành QTKD là đào tạo cử nhân ngành QTKD ở trình độ đại học có phẩm chất trính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình DN trong nền kinh tế thị Trường và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng được trang bị, SV có khả năng hoạt động độc lập, có năng lực tự nghiên cứu bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo.

Chương trình được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Quy định tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học TC - KT.

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng, rà soát và điều chỉnh CTĐT ngành QTKD, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,42 Thứ bậc ĐTB 3,13 Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển,

rà soát và điều chỉnh CTĐT 3,57 1 3,28 2 2

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT

3,43 2 3,09 3

3

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD

3,32 5 3,02 4

4

Xây dựng kế hoạch và tiến hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT /học phần

3,36 4 2,81 5

5 Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định 3,43 3 3,44 1 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD thể hiện ở bảng 2.13 cho thấy:

Các nội dung được CBQL đánh giá cao là nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát và điều chỉnh CTĐT” (ĐTB=3,57; xếp thứ 1), nội dung 2 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT” (ĐTB=3,43; xếp thứ 2) và nội dung 5 “Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định” (ĐTB=3,43; xếp thứ 3). Còn các nội dung 3 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD” và nội dung 4 “Xây dựng kế hoạch và tiến hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT/học phần” được CBQL đánh giá ở mức thực hiện thấp hơn với ĐTB tương ứng là 3,32 và 3,36, xếp thứ 5 và 4.

Cũng gần như tương đồng với CBQL, GV đánh giá cao mức độ thực hiện các nội dung sau: nội dung 5 “Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định” (ĐTB=3,44; xếp thứ 1), nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát và điều chỉnh CTĐT” (ĐTB=3,28; xếp thứ 2) và nội dung 2 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT” (ĐTB =3,09; xếp thứ 3). Các nội dung 3, 4 cũng được GV đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD”, “Xây dựng kế hoạch và tiến

hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT /học phần” (ĐTB lần lượt là 3,02 và 2,81).

Thông qua việc phân tích kết quả ở trên cho thấy, Nhà trường đã tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh CTĐT các ngành học nói chung và ngành QTKD nói riêng theo quy định nhằm cập nhật nội dung dạy học phù hợp với tình hình phát triển xã hội và nhu cầu của thị trường lao động. Việc xây dựng, rà soát và điều chỉnh CTĐT cũng được Nhà trường tiến hành lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của các tổ chức sử dụng lao động, DN, cựu SV và cả SV đang học tại trường,... Đồng thời, việc ban hành và công bố bằng văn bản đề cương học phần hay kế hoạch giảng dạy cũng được Nhà trường tiến hành theo quy định, có thẩm định, giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể.

Kết hợp với phân tích kết quả ở bảng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, Quy định CTĐT được lưu trữ ở Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế và Khoa QTKD. Qua đó, cho thấy Nhà trường tổ chức tốt việc rà soát, cập nhật CTĐT các ngành học và tiến hành điều chỉnh theo năm học. Hồ sơ lưu trữ CTĐT của từng ngành đào tạo đều đầy đủ Quyết định ban hành, Quy định về CĐR, khung CTĐT, CTĐT chi tiết và lộ trình bố trí các học phần. Và hiện nay, Nhà trường đang tiến hành tái cấu trúc lại CTĐT ngành QTKD cho phù hợp với tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành học.

Thực tế đòi hỏi Nhà trường, trước hết là lãnh đạo Khoa QTKD cần có những biện pháp, chủ động rà soát, điều chỉnh CTĐT dựa trên CĐR nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động giúp SV khi tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Song song với kết quả này sẽ giúp Nhà trường duy trì và nâng cao thương hiệu, cũng đồng thời thu hút nguồn tuyển sinh hàng năm tăng lên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 66 - 68)