Thực trạng quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.7. Thực trạng quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD ở

Trường Đại học Tài chính – Kế toán

Thực tế nước ta những năm vừa qua, việc số lượng SV được đào tạo từ các trường đại học tốt nghiệp ra trường không có việc làm không còn là chuyện hiếm. Do đó, các trường đại học phải chủ động hợp tác với DN, duy trì mối quan hệ với cựu SV, xúc tiến thỏa thuận trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Để đánh giá thực trạng quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ngành QTKD, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 360 CBQL, GV và SV. Kết quả thực trạng được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV và SV về quan hệ với DN sử dụng LĐ và cựu SV

TT Nội dung đánh giá

CBQL, GV SV ĐTB 3,06 Thứ bậc ĐTB 2,94 Thứ bậc 1

Tiến hành lấy ý kiến phản hồi của DN về nội dung CTĐT, CĐR, năng lực làm việc của SV tốt nghiệp,….

3,03 3 2,95 3

2

Sử dụng kết quả phản hồi của DN để điều chỉnh, cải tiến CTĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

3,00 4 2,77 5

3

Hợp tác với DN và cựu SV trong việc tổ chức tư vấn việc làm, hướng nghiệp, tham quan, thực tập tốt nghiệp…cho SV

3,05 2 3,01 1

4

Mời DN sử dụng lao động tham gia đánh giá, thẩm định CTĐT, làm diễn giả trong các hoạt động ngoại khóa, CLB…

2,93 5 2,91 4

5

Có các chương trình học bổng của các cơ quan, DN, tổ chức trong và ngoài nước

3,32 1 2,98 2

Kết quả đánh giá của CBQL, GV và SV về hoạt động quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV tại bảng 2.11 cho thấy tổng trung bình chung các nội dung ở mức đánh giá thực hiện là “Khá” (ĐTB lần lượt là 3,06 và 3,33; nằm trong khoảng từ 2,6 – 3,4).

CBQL, GV và SV đều đánh giá và xếp thứ gần như tương đồng ở các nội dung 3 “Hợp tác với DN và cựu SV trong việc tổ chức tư vấn việc làm, hướng nghiệp, tham quan, thực tập tốt nghiệp…cho SV” (ĐTB lần lượt là 3,05 và 3,01), nội dung 5 “Có các chương trình học bổng của các cơ quan, DN, tổ chức trong và ngoài nước” (ĐTB lần lượt là 3,32 và 2,98) và nội dung 1 “Tiến hành lấy ý kiến phản hồi của DN về nội dung CTĐT, CĐR, năng lực làm việc của SV tốt nghiệp,…” (ĐTB lần lượt là 3,03 và 2,95, xếp hạng 3). Tuy nhiên, việc “Sử dụng kết quả phản hồi của DN để điều chỉnh, cải tiến CTĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo” và “mời DN sử dụng lao động tham gia đánh giá, thẩm định CTĐT, làm diễn giả trong các hoạt động ngoại khóa, CLB…” là những nội dung có mức độ đánh giá thấp hơn.

Nhìn chung, Nhà trường cũng như Khoa QTKD cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, DN và cựu SV thành đạt nhiều hơn bằng nhiều hình thức khác nhau: tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp cho SV, tư vấn việc làm, cho SV đi thực tập tại đơn vị nhằm tăng cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, Nhà trường cũng cần xây dựng quy trình, giám sát, cải tiến để nâng cao khả năng có việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.

2.5. Thực trạng quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trƣờng Đại học TC - KT

2.5.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán Tài chính – Kế toán

Công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Ban tư vấn tuyển sinh được thành lập gồm: Bộ phận Đào tạo, các Khoa và CB, GV có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, kết nối cựu SV nhà trường.

Để đánh giá thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD được thể hiện ở bàng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,50 Thứ bậc 1

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể

3,93 4 3,43 4

2 Xây dựng chính sách tuyển sinh phù

hợp với mục tiêu đào tạo 4,00 2 3,60 1 3 Xây dựng kế hoạch truyền thông về

TT Nội dung đánh giá CBQL GV ĐTB 3,95 Thứ bậc ĐTB 3,50 Thứ bậc nhau 4

Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT

4,04 1 3,57 2

5

Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể

3,89 5 3,39 6

6

Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh

3,89 6 3,42 5

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành QTKD ở bảng 2.12 cho thấy tổng trung bình chung các nội dung đều ở mức đánh giá thực hiện “Tốt” (CBQL: 3,95 và GV: 3,50, nằm trong khoảng từ 3,41 đến 4,20). Trong đó, nội dung được CBQL đánh giá và xếp thứ hạng cao là nội dung 4 “Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT” (ĐTB=4,04, xếp thứ 1), nội dung 2 “Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo” (ĐTB=4,00, xếp thứ 2) và nội dung 3 “Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau” (ĐTB= 3,96, xếp thứ 3). Các nội dung 1, 5, 6 được CBQL đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn: “Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể”, “Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể”, “Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh” (ĐTB lần lượt là 3,93; 3,89 và 3,89).

Về phía GV, nội dung được đánh giá và xếp thứ hạng cao là: nội dung 2 “Xây dựng chính sách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo” (ĐTB=3,60, xếp thứ 1), nội dung 4 “Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, theo quy định và hình thức xét tuyển phù hợp với CTĐT” (ĐTB=3,57, xếp thứ 2) và nội dung 3 “Xây dựng kế hoạch truyền thông về tuyển sinh với nhiều hình thức khác nhau” (ĐTB=3,56, xếp thứ 3). Các nội dung được GV đánh giá và xếp thứ hạng ở mức thấp hơn là: nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tuyển sinh có phân công trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể”, nội dung 5 “Chỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinh, đánh giá kết quả giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể” và nội dung 6 “Cải tiến quy trình tuyển sinh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch tuyển sinh dựa trên kết quả giám sát tuyển sinh” (ĐTB lần lượt tương ứng là 3,43; 3,39 và 3,42).

CBQL và GV về quản lý công tác tuyển sinh. Đa số đều cho rằng Nhà trường đã xây dựng được chính sách tuyển sinh với tiêu chí, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với người học. Đồng thời, Nhà trường cũng quan tâm đến việc đẩy mạnh công tác truyền thông trong tuyển sinh và quan tâm hơn đến việc chỉ đạo, giám sát, đánh giá kết quả tuyển sinh nhằm có kế hoạch điều chỉnh kịp thời công tác tuyển sinh.

Qua nghiên cứu Báo cáo công tác tuyển sinh giai đoạn từ năm 2018 – 2020, các văn bản lưu trữ liên quan đến công tác tuyển sinh tại Phòng Quản lý Đào tạo của Nhà trường, việc tuyển sinh hàng năm của ngành QTKD nói riêng và của Nhà trường nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, các chính sách tuyển sinh chưa đa dạng nên chưa thu hút được thí sinh có kết quả học tập cao dự tuyển, do đó, chất lượng đầu vào của SV còn thấp, động cơ và thái độ học tập chưa cao.

Vì vậy, Nhà trường cần có biện pháp hữu hiệu hơn để tuyển sinh đạt chỉ tiêu và nâng cao chất lượng đầu vào, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Đây có lẽ là bài toán nan giải không chỉ đối với Trường Đại học TC - KT mà còn của nhiều trường đại học trên cả nước trong tình hình hiện nay.

2.5.2. Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT Trường Đại học TC - KT

Mục tiêu của CTĐT ngành QTKD là đào tạo cử nhân ngành QTKD ở trình độ đại học có phẩm chất trính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình DN trong nền kinh tế thị Trường và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng được trang bị, SV có khả năng hoạt động độc lập, có năng lực tự nghiên cứu bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo.

Chương trình được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Quy định tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học TC - KT.

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng, rà soát và điều chỉnh CTĐT ngành QTKD, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,42 Thứ bậc ĐTB 3,13 Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển,

rà soát và điều chỉnh CTĐT 3,57 1 3,28 2 2

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT

3,43 2 3,09 3

3

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD

3,32 5 3,02 4

4

Xây dựng kế hoạch và tiến hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT /học phần

3,36 4 2,81 5

5 Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định 3,43 3 3,44 1 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT ngành QTKD thể hiện ở bảng 2.13 cho thấy:

Các nội dung được CBQL đánh giá cao là nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát và điều chỉnh CTĐT” (ĐTB=3,57; xếp thứ 1), nội dung 2 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT” (ĐTB=3,43; xếp thứ 2) và nội dung 5 “Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định” (ĐTB=3,43; xếp thứ 3). Còn các nội dung 3 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD” và nội dung 4 “Xây dựng kế hoạch và tiến hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT/học phần” được CBQL đánh giá ở mức thực hiện thấp hơn với ĐTB tương ứng là 3,32 và 3,36, xếp thứ 5 và 4.

Cũng gần như tương đồng với CBQL, GV đánh giá cao mức độ thực hiện các nội dung sau: nội dung 5 “Rà soát, điều chỉnh CTĐT theo quy định” (ĐTB=3,44; xếp thứ 1), nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển, rà soát và điều chỉnh CTĐT” (ĐTB=3,28; xếp thứ 2) và nội dung 2 “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT” (ĐTB =3,09; xếp thứ 3). Các nội dung 3, 4 cũng được GV đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn “Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm xây dựng, rà soát và điều chỉnh CĐR cho CTĐT/học phần ngành QTKD”, “Xây dựng kế hoạch và tiến

hành lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan khi xây dựng, phát triển, rà soát, điều chỉnh, thẩm định CTĐT/CĐR cho CTĐT /học phần” (ĐTB lần lượt là 3,02 và 2,81).

Thông qua việc phân tích kết quả ở trên cho thấy, Nhà trường đã tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh CTĐT các ngành học nói chung và ngành QTKD nói riêng theo quy định nhằm cập nhật nội dung dạy học phù hợp với tình hình phát triển xã hội và nhu cầu của thị trường lao động. Việc xây dựng, rà soát và điều chỉnh CTĐT cũng được Nhà trường tiến hành lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của các tổ chức sử dụng lao động, DN, cựu SV và cả SV đang học tại trường,... Đồng thời, việc ban hành và công bố bằng văn bản đề cương học phần hay kế hoạch giảng dạy cũng được Nhà trường tiến hành theo quy định, có thẩm định, giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể.

Kết hợp với phân tích kết quả ở bảng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, Quy định CTĐT được lưu trữ ở Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế và Khoa QTKD. Qua đó, cho thấy Nhà trường tổ chức tốt việc rà soát, cập nhật CTĐT các ngành học và tiến hành điều chỉnh theo năm học. Hồ sơ lưu trữ CTĐT của từng ngành đào tạo đều đầy đủ Quyết định ban hành, Quy định về CĐR, khung CTĐT, CTĐT chi tiết và lộ trình bố trí các học phần. Và hiện nay, Nhà trường đang tiến hành tái cấu trúc lại CTĐT ngành QTKD cho phù hợp với tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành học.

Thực tế đòi hỏi Nhà trường, trước hết là lãnh đạo Khoa QTKD cần có những biện pháp, chủ động rà soát, điều chỉnh CTĐT dựa trên CĐR nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động giúp SV khi tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Song song với kết quả này sẽ giúp Nhà trường duy trì và nâng cao thương hiệu, cũng đồng thời thu hút nguồn tuyển sinh hàng năm tăng lên.

2.5.3. Thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán Tài chính – Kế toán

KHĐT từng học kỳ, năm học của Nhà trường, của từng Khoa, từng ngành phải ổn định cho một khóa đào tạo. Trong KHĐT việc phân bổ môn học, học phần phải đúng theo yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, phải phân bổ trong 15 tuần thực học để SV có thời gian tự học theo đúng quy định.

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV. Kết quả thực trạng quản lý xây dựng KHĐT được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý xây dựng KHĐT ngành QTKD

TT Nội dung đánh giá

CBQL GV ĐTB 3,83 Thứ bậc ĐTB 3,45 Thứ bậc 1

Xây dựng lộ trình giảng dạy các học phần cho từng chuyên ngành trong khóa học hợp lý, logic (môn học trước, môn học sau…)

4,11 1 3,35 5

2

Xây dựng quy định, hướng dẫn và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt và ban hành KHĐT

4,00 2 3,46 2

3

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan khi xây dựng KHĐT chi tiết cho từng CTĐT / học phần

3,32 5 3,57 1

4 Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng

CTĐT theo quy định 3,89 3 3,45 3 5 Cải tiến, điều chỉnh KHĐT sau mỗi học kỳ,

năm học 3,86 4 3,42 4

Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng quản lý KHĐT tại bảng 2.14 cho thấy tổng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)