8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Chương trình đào tạo
Theo Điều 36 Luật giáo dục đại học quy định:
CTĐT bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, CĐR phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam. CTĐT được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn CTĐT.
Các cơ sở giáo dục đại học được sử dụng CTĐT của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp; bảo đảm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cơ sở giáo dục đại học được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
43/2007/QĐ-BGĐDT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT) quy định về quy chế giáo dục đào tạo đại học như sau:
- CTĐT thể hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học.
- CTĐT được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng BGĐ&ĐT ban hành.
- CTĐT được cấu trúc từ hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
- CTĐT thể hiện chi tiết chương trình khung được BĐG&ĐT duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh. CTĐT gồm nhiều môn học. Môn học dạy trong học kỳ gọi là một học phần. Mỗi học phần gồm nhiều tín chỉ.
Các học phần trong CTĐT được sắp xếp theo trình tự nhất định của từng học kỳ của khóa đào tạo. Đây là trình tự mà Nhà trường khuyến cáo SV nên tuân theo để thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kiến thức. Mỗi ngành đào tạo được mã hóa thành một số bao gồm nhiều chữ số.
CTĐT được xây dựng trên cơ sở CĐR và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo CĐR. CTĐT cũng đảm bảo sự cân đối giữa các khối kiến thức, tính logic đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Đề cương chi tiết các học phần có yêu cầu tiên quyết đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, thể hiện tính hệ thống, logic và sự bổ sung cho nhau. CTĐT cũng được thiết kế đảm bảo liên thông dọc, ngang giữa các trình độ và phương thức đào tạo.
Bên cạnh đó, Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT có quy định ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.
CTĐT ngành QTKD được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại Trường và 01 kỳ thực tập tại cơ sở. Cuối khóa, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy chế 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định về tổ chức đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định về tổ chức đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Kế toán.
Do đó, việc xây dựng và phát triển CTĐT ngành QTKD cần đảm bảo các nội dung sau:
- Có hệ thống xây dựng, thẩm định, phê duyệt và ban hành CTĐT có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan;
- Có hệ thống rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT để phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan;
- Cụ thể hóa đề cương chi tiết học phần, kế hoạch giảng dạy của CTĐT thành văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR;
- CTĐT được ban hành bằng văn bản, phổ biến và thực hiện dựa trên CĐR; - Đảm bảo tính kế thừa, mềm dẻo và liên thông trong nội dung CTĐT.