Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Tổ chức khảo sát

- Chọn mẫu khảo sát:

Kích thước mẫu là vấn đề cần quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Trường hợp của đề tài nghiên cứu là chọn mẫu điều tra khi đã biết số lượng tổng thể [30]:

Trong đó: n là số lượng mẫu cần khảo sát, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép. Với độ chính xác là 95% thì sai số tiêu chuẩn là ±5%. Trên cơ sở đó:

- Trong số 166 CB và GV có liên quan của Nhà trường, chúng tôi chọn cỡ mẫu là 117. Số lượng mẫu để thống kê, xử lý sau khảo sát gồm 117 khách thể.

- Chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ các đối tượng SV ngành QTKD từ năm 2 trở đi. Số lượng mẫu để thống kê, xử lý sau khảo sát gồm 190 khách thể.

- Đối tƣợng khảo sát:

Đối tượng khảo sát bao gồm: CBQL, GV và SV ở Trường Đại học TC - KT Tổng đối tượng khảo sát là: 307 người, trong đó: 28 cán bộ là Lãnh đạo các Khoa phụ trách đào tạo, các Trưởng Bộ môn thuộc Khoa, chuyên viên các phòng chức năng; 89 GV cơ hữu đang giảng dạy tại trường và 190 SV đang tham gia học tập ngành QTKD tại trường từ năm 2 trở đi.

Cụ thể phân bổ như sau:

STT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng %

1 Cán bộ quản lý 28 9,12

2 Giảng viên 89 28,9

3 SV 190 61,9

- Tiến hành khảo sát:

Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn nhiều người thuộc đối tượng khảo sát. Sau đó mới thiết kế mẫu phiếu hỏi hướng vào nội dung cần khảo sát và tiến hành phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát, thu thập phiếu hỏi và xử lý kết quả. Cụ thể:

- Trưng cầu ý kiến của 28 CBQL và 89 GV về tầm quan trọng, thực trạng HĐĐT và quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

- Trưng cầu ý kiến của 190 SV về tầm quan trọng và thực trạng HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

- Trưng cầu ý kiến của 28 CBQL về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTKD ở Trường Đại học TC - KT.

Đồng thời, chúng tôi phỏng vấn trao đổi với một số CBQL, GV và SV để tìm hiểu thêm về thực trạng HĐĐT và quản lý HĐĐT; Thu thập các số liệu từ các phòng chức năng, các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, báo cáo tổng kết năm học.

- Xử lý số liệu:

Chúng tôi thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 5 mức độ: Rất tốt (5 điểm); Tốt (4 điểm); Khá (3 điểm); Trung bình (2 điểm); Yếu (1 điểm).

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8

Từ cách tính trên, ta có các khoảng điểm trung bình của các nội dung là 0,8 điểm. Từ đó, ta đánh giá được mức độ thực hiện các nội dung như sau:

- ĐTB từ 1,81 đến 2,60: Nội dung thực hiện Trung bình. - ĐTB từ 2,61 đến 3,40: Nội dung thực hiện Khá.

- ĐTB từ 3,41 đến 4,20: Nội dung thực hiện Tốt. - ĐTB từ 4,21 đến 5,00: Nội dung thực hiện Rất tốt.

Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê; tính điểm trung bình của các nội dung; xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

2.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học TC - KT là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Bộ Tài chính, có trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi. Trường được Bộ Tài chính thành lập ngày 28/6/1976, Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành Trường Cao đẳng TC - KT ngày 29/12/1997 theo Quyết định số 1143/1997/QĐ-TTg và nâng cấp thành Trường Đại học TC - KT vào ngày 13/7/2011 theo Quyết định số 1164/QĐ-TTg. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, HĐĐT của Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo dựng được thương hiệu, uy tín của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Trường có đội ngũ cán bộ, GV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tâm huyết với sự nghiệp trồng người được học sinh và phụ huynh tin tưởng. Nhiều năm qua, Nhà trường đã áp dụng phương thức đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, chất lượng đào tạo là giá trị cốt lõi quan trọng và sản phẩm đào tạo của Trường cũng được xã hội đánh giá cao.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho SV, bắt đầu từ năm 2018, Nhà trường mở thêm Phân hiệu tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực TC - KT cho khu vực Bắc Miền Trung trở ra.

Với chi phí đào tạo ở mức trung bình, khoảng 8,1 triệu đồng cho mỗi năm học và các chính sách, học bổng khuyển khích học tập dành cho SV lên đến 2 tỉ đồng mỗi năm, Trường Đại học TC - KT thực sự là một lựa chọn rất đáng lưu tâm khi vấn đề tài chính không còn là áp lực cùng với chất lượng đào tạo được đánh giá cao và khẳng định qua bề dày thành tích trên 40 năm.

Tham khảo hệ thống giáo trình đào tạo chuẩn hóa từ các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, Trường Đại học TC - KT hiện nay đang đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng và 6 ngành học bậc đại học bao gồm: Kế toán, Kiểm toán, QTKD, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế và Tài chính - Ngân hàng. Theo thống kê mới nhất từ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Nhà trường, tỉ lệ SV của trường có việc làm sau tốt nghiệp lên đến gần 90%. SV ra trường đều được DN đánh giá có đạo đức nghề nghiệp tốt, tuân thủ pháp luật và quy định của cơ quan, chăm chỉ và trách nhiệm, cùng kĩ năng ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, DN trên cả nước.

Và xuất phát từ yêu cầu phát triển KT - XH ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng về việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, Trường Đại học TC - KT đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Trường luôn tạo điều kiện cho các GV và SV tham dự các hội thảo chuyên ngành trên cả nước, tổ chức các hội thảo khoa học thường niên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là được các DN trong nước tín nhiệm đặt hàng biên soạn tài liệu học tập và giảng dạy tại các DN. Năm 2015, Tạp chí Khoa học Tài chính - Kế toán của Trường được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số ISSN - mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kì.

2.2.2. Sứ mạng và mục tiêu đào tạo

Sứ mạng: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo chất lượng cao, thể hiện rõ giá trị của trường: Kỷ cương - Chất lượng - Hội nhập, trở thành trường đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng có uy tín, ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và tư vấn về khoa học kinh doanh, quản lý và pháp luật kinh tế

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học TC - KT lấy việc đảm bảo chất lượng trong HĐĐT làm kim chỉ nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Trường có các nhiệm vụ chính như sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ được đào tạo, có sức khỏe, khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng tự tạo việc làm cho mình sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các tổ chức, ban, ngành địa phương, với cá nhân và gia đình người học trong hoạt động giáo dục.

- Nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn đời sống nhằm tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển Trường ngày càng lớn mạnh.

- Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số :70/2014/QĐ- TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.4. Đội ngũ cán bộ, viên chức

Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu của Nhà trường tính đến 31 tháng 12 năm 2020 là 226 người, tổng số lao động hợp đồng ngắn hạn là 18 người. Về cơ cấu trình độ chuyên môn, hiện nay toàn trường có 22 Tiến sỹ, 172 Thạc sỹ (trong đó có 27 Nghiên cứu sinh), 03 người đang học Cao học và còn lại là trình độ đại học và trình độ khác.

Đội ngũ giảng viên của Trường đảm bảo đạt yêu cầu về trình độ và chuẩn năng lực theo Quy định của BGD&ĐT. Phần lớn đội ngũ GV được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài.

Bảng 2.1. Đội ngũ CB, GV cơ hữu của Trường Đại học TC - KT

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tổng

22 172 32 226

Nguồn thông tin lấy từ Phòng Tổ chức - Hành chính

2.2.5. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường

Tổ chức bộ máy của Trường hiện nay gồm: - Hội đồng trường

- Ban Giám hiệu: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng - 01 Tạp chí khoa học

- 20 đơn vị thuộc Trường: 01 Phân hiệu ở Thừa Thiên Huế

08 Khoa, Bộ môn: Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa HTTTQL, Khoa QTKD, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Luật Kinh tế, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng - An ninh.

08 Phòng, Ban chức năng thuộc Trường: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng TC - KT, Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Thanh tra giáo dục và Phòng Công tác SV.

02 Trung tâm thuộc Trường: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn TC - KT - Kiểm toán.

Năm 2020, tiến hành thành lập thêm một số đơn vị thuộc Trường gồm: Tổ Thông tin - Thư viện và Tổ hỗ trợ SV và quan hệ DN.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học TC - KT

Nguồn: www.tckt.edu.vn

2.2.6. Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho người học có điều kiện tốt nhất về học tập, ăn ở, vui chơi, có điều kiện phát triển toàn diện về tố chất; giảng viên có điều kiện tốt nhất để giảng dạy và làm việc, phát huy được tài năng, toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp phát triển bền vững của Trường.

Hệ thống phòng học, giảng đường được trang bị máy tính kết nối Internet, đèn chiếu, thiết bị âm thanh. Phòng thực hành máy được trang bị hệ thống máy tính cấu hình cao.

Thư viện hiện có hơn 5.800 đầu sách, hơn 42.000 bản sách và 2 phòng đọc mở có 70 máy tính nối mạng Internet

Nhà trường còn có Hội trường hiện đại, Phòng Hội thảo khoa học (là nơi tổ chức các sự kiện khoa học của Nhà trường), Nhà thi đấu đa năng, 02 sân bóng đá mini ngoài trời và 02 khu ký túc xá dành cho SV.

2.3. Khái quát về Khoa QTKD ở Trƣờng Đại học Tài chính – Kế toán

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 190/QĐ/BTC ngày 25 tháng 01 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tháng 9/2011, Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán được Chính phủ ký Quyết định nâng cấp thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán, cùng với đó Khoa Quản trị kinh doanh được hình thành cho đến nay với 03 bộ

Hội đồng trƣờng Ban Giám hiệu

Hội đồng

Khoa học và Đào tạo Các Hội đồng Tư vấn

Các khoa Các Bộ môn trực thuộc Các Phòng, Ban chức năng Các cơ sở phục vụ đào tạo Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Các bộ môn Các tổ công tác

môn trực thuộc (Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Bộ môn Kinh tế và Bộ môn Kinh doanh quốc tế).

Hiện nay khoa Quản trị kinh doanh thực hiện đào tạo ngành Quản trị doanh nghiệp và Kinh doanh quốc tế. Phương tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và quản lý như: máy tính, phần mềm quản lý, phần mềm kế toán, đèn chiếu, thư viện, giảng đường,... được Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và của sinh viên.

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về đào tạo các môn học được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, Quản lý công tác chuyên môn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

- Chủ trì việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa theo kế hoạch công tác của nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học được phân công.

- Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất hướng giải quyết với Ban giám hiệu nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của các bậc và hệ đào tạo trong toàn trường.

- Tổ chức hội thảo, sinh hoạt khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài.

- Đề xuất tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên; cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.

- Triển khai việc thực hiện các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên thuộc Bộ môn.

- Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường; Thực hiện việc thi hết môn, thi tốt nghiệp theo kế hoạch chung của Trường; Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Ban giám hiệu.

- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tài chính – kế toán (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)