5 CÂU HỎI TẠI SAO
HỌC HỎI CHỦ ĐỘNG
CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?
Học hỏi chủ động là sản phẩm trí tuệ của Giáo sư Reg Revans, Giám đốc giáo dục của Hội đồng Than Anh quốc. Revans tin rằng các nhóm người đồng cấp hoặc thành viên trong nhóm chính là những huấn luận viên tốt nhất và là người hướng dẫn tuyệt vời nhất trong việc giải quyết vấn đề, mặc dù ơng cũng thừa nhận là nếu một nhóm (một “tập hợp” trong ngơn ngữ học hành động) gồm những người khơng có khả năng suy nghĩ - một yếu tố quan trọng trong học hỏi chủ động, hoặc nhóm đó có những thành viên khó chiều, hoặc
bản thân họ cũng cần được giúp đỡ với các quy trình hoặc hướng dẫn… khi đó nên có một người hướng dẫn đến từ bên ngồi nhóm để hỗ trợ cho cả q trình. Việc học hỏi chủ động sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề chứ không đề xuất cho bạn các hành động cần làm.
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Phương pháp này sẽ có ích sau khi đào tạo thêm cho những nhóm người đồng cấp, qua đó họ sẽ đồn kết hơn và tiếp tục học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và học tập.
BẠN CẦN GÌ?
■ Khơng gian và thời gian làm việc.
SỬ DỤNG THẾ NÀO?
1. Thành lập một nhóm tương đối nhỏ và có tính hỗ trợ lẫn nhau gồm từ bốn đến tám người. Lý tưởng nhất là chọn những người đồng cấp từ các phòng ban khác nhau.
2. Trình bày rõ ràng vấn đề của tổ chức (hoặc cơ hội để phát triển). 3. Các thành viên trong nhóm đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề.
4. Bây giờ, các thành viên sẽ tập trung vào việc đặt ra các câu hỏi hợp lý để giúp người trình bày học hỏi thêm. Thay vì tìm ra giải pháp, hãy khám phá những gì ta đã biết và chưa biết, đồng thời sử dụng các câu hỏi để phá vỡ những tư tưởng rập khuôn trong quá khứ và “cách chúng ta luôn làm mọi việc ở đây”. Tốt hơn hết là hãy hỏi các câu hỏi mở, từng câu một, thay vì “chồng chất” các câu hỏi. 5. Các thành viên được khuyến khích đặt ra các câu hỏi mang tính thử thách nhằm giúp người trình bày nhìn nhận vấn đề từ góc độ của những người khác, nhưng đồng thời họ vẫn cần giữ thái độ ủng hộ và quan tâm đến cảm xúc của người trình bày. Họ khơng được
đưa ra các giải pháp cá nhân hoặc hành động dựa trên mục đích riêng của họ. Sau đây là ví dụ về các câu hỏi hay:
■ “Bạn có thể nói thêm một chút về điều đó khơng?” ■ “Có phải bạn đang nói là…?”
■ “Chuyện gì xảy ra tiếp theo?”
■ “Bạn đã cân nhắc đến chuyện khám phá X chưa?” Và đến cuối cuộc thảo luận:
■ “Có điểm gì chúng ta chưa nói đến khơng?”
■ “Có khía cạnh nào bạn muốn khám phá sâu hơn không?”
6. Bây giờ các thành viên sẽ được đề nghị suy nghĩ lại về các câu hỏi.
7. Sau giai đoạn đặt câu hỏi và suy nghĩ, ta sẽ xác định các hành động cần triển khai.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Người hướng dẫn phải đảm bảo rằng:
■ Người trình bày khơng cảm thấy bị “tấn cơng”.
■ Chỉ có duy nhất một người phát biểu tại mỗi thời điểm.
■ Người trình bày được cung cấp thời gian và không gian để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
■ Các thành viên trong nhóm sẽ đặt câu hỏi thay vì đưa ra lời khun.
■ Khơng có thành viên nào trong nhóm cố tình kiểm sốt hướng đi của buổi thảo luận.
THAM KHẢO
Butler, L. và Leach, N. (2011) Action Learning for Change: A
Practical Guide for Managers. Oxford: Management Books 2000 Ltd. Pedler, M. (2013) Facilitating Action Learning: A Practitioner’s Guide. Maidenhead: Open University Press.
CÔNG CỤ 50