CÓ AI KHÁC TỪNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY?

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 122 - 124)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC

CÓ AI KHÁC TỪNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY?

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Sẽ vơ nghĩa nếu ta dành thời gian để giải quyết một vấn đề mà

người khác đã giải quyết xong từ trước đó. Phương pháp này nhằm xác định liệu vấn đề hiện tại của chúng ta có từng xảy ra với những người khác hay khơng, và cách họ xử lý vấn đề đó là gì. Chúng ta có thể học hỏi gì từ họ? Khơng quan trọng vấn đề của ta và họ có hồn tồn giống nhau hay khơng, quan trọng là họ đã tìm ra giải pháp và chúng ta có thể học hỏi từ đó.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi chúng ta cần giải pháp một cách nhanh chóng.

BẠN CẦN GÌ?

■ Giấy và bút.

■ Bảng lật và bút dạ bảng (nếu làm việc theo một nhóm lớn).

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Trình bày vấn đề.

2. Tạm bỏ qua bối cảnh cụ thể gây ra vấn đề trong tổ chức, hãy liệt kê những người từng đối mặt với vấn đề đó hoặc vấn đề tương tự. Bạn có thể nghĩ đến những đối thủ trực tiếp, các tổ chức tương tự, hoặc thậm chí các tổ chức hoặc cá nhân khơng liên quan đến lĩnh vực công việc của bạn (nhưng họ đã từng đối mặt với trường hợp giống như bạn).

3. Họ đã làm gì để giải quyết vấn đề?

4. Chúng ta làm cách nào để áp dụng các giải pháp tương tự (bất kể là áp dụng trực tiếp hoặc biến đổi đi một chút)?

Ví dụ:

Một cơng ty sửa chữa IT hỏi rằng họ nên làm thế nào để phản hồi khách hàng nhanh chóng hơn nhằm cung cấp dịch vụ nhanh và tốt hơn.

Trường hợp tương tự - các bác sĩ quản lý thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Hãy liệt kê những điều bác sĩ sẽ làm để giải quyết vấn đề của họ, đồng thời bên cạnh mỗi giải pháp đó, hãy liệt kê những giải pháp được điều chỉnh để phù hợp với công ty sửa chữa IT:

Nguy cơ ở đây là một số người tham gia sẽ tìm lý do để phủ nhận thực tế là người khác đang trải qua vấn đề giống của họ. Theo một cách nào đó, họ cảm thấy mình bị đánh bại khi người khác có được giải pháp cịn họ thì khơng. Bạn sẽ được nghe rất nhiều lập luận theo cấu trúc “Ừ, nhưng…” Hãy dàn xếp ổn thỏa ngay từ đầu bằng cách khiến những người tham gia cảm thấy ổn về công việc họ đang làm, đồng thời đánh giá cao họ trong vai trò là thành viên của nhóm giải quyết vấn đề. Nhấn mạnh rằng chính kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này đã khiến họ trở thành ứng cử viên tiềm năng để giải quyết vấn đề.

CÔNG CỤ 32

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 122 - 124)