QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA OSBOR N PARNES

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 79 - 83)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA OSBOR N PARNES

PARNES

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Một quy trình gồm năm (hoặc sáu) bước để giải quyết vấn đề then chốt. Nó được phát triển trong những năm 1960 bởi Alex Osborn - người thành lập Quỹ Giáo dục Sáng tạo (CEF) - cùng chủ tịch kế

nhiệm ông tại CEF là Sidney Parnes. Nhiều phương pháp suy nghĩ sáng tạo đều bắt đầu bằng giai đoạn hội tụ (khi một số lượng nhỏ thông tin được lựa chọn để giải quyết vấn đề ban đầu). Quy trình Osborn - Parnes khác biệt ở chỗ nó bao gồm các giai đoạn phân tách và hội tụ tại mỗi bước trong quy trình.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề gây ảnh hưởng tới một số lượng người đơng đảo, hoặc một quyết định có thể gây ra các hiệu ứng có sức ảnh hưởng rộng.

BẠN CẦN GÌ?

■ Một tấm bảng lật và vài cây bút dạ.

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Tìm kiếm rắc rối (tìm kiếm đối tượng)

Hãy thử thách bản thân ở giai đoạn này, qua đó xác định rõ vấn đề bạn cần khám phá.

Ví dụ:

■ Bạn muốn khám phá mục tiêu hoặc thử thách nào? ■ Bạn muốn làm gì hoặc có được điều gì?

■ Bạn muốn cải thiện điều gì?

■ Khi nào bạn làm việc không hiệu quả?

■ Bạn muốn cải thiện (các) mối quan hệ nào?

■ Gần đây có điều gì khiến bạn giận dữ hoặc chán nản? 2. Tìm kiếm thơng tin

Hãy sử dụng sáu từ để hỏi sau đây: Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao? Khi nào? Thế nào?

Ví dụ:

■ Ai là người tham gia gần đây? Ai nên tham gia? Ai sẽ kỳ vọng được tham gia? Ai là người mà ta không thực sự muốn họ tham gia?

■ Cái gì đang xảy ra? Cái gì đang khơng xảy ra? Cái gì sẽ xảy ra nếu…? Cái gì sẽ xảy ra nếu ta khơng…?

■ X xảy ra ở đâu? X không xảy ra ở đâu? Tơi có thể khiến X xảy ra ở đâu?

■ Tại sao X xảy ra? Tại sao X không xảy ra? Tại sao chúng ta phải đối mặt với vấn đề này?

■ Khi nào X xảy ra? Khi nào X không xảy ra?

■ X xảy ra như thế nào? Tôi phải làm thế nào để X xảy ra? Tôi phải làm thế nào để ngăn X xảy ra? X là một vấn đề như thế nào?

3. Tìm kiếm vấn đề

Kết quả bạn nhận được sẽ tương ứng với việc bạn đang làm, và cách bạn xác định vấn đề sẽ có tác động rõ nét đến các giải pháp bạn tìm được. Ở giai đoạn này, bạn nên liệt kê một số định nghĩa khác nhau để mô tả vấn đề. Hãy thử giới thiệu vấn đề của mình bằng câu: “Có cách nào để tơi/chúng ta có thể…?” sau đó đặt câu hỏi. Ví dụ:

■ Vấn đề tiềm ẩn thực sự là gì? ■ Mục tiêu chính là gì?

■ Tại sao tơi muốn làm X?

4. Tìm kiếm ý tưởng

Hãy sáng tạo ý tưởng bằng bất cứ phương pháp tổng hợp ý tưởng hoặc tư duy sáng tạo nào mà bạn biết. Tránh phê phán hoặc đánh giá các ý tưởng trong giai đoạn này. Mục tiêu của bạn là tạo ra một danh sách có nhiều ý tưởng khả thi nhất có thể.

5. Tìm kiếm giải pháp (đánh giá ý tưởng)

Nếu bạn đang định chọn ra giải pháp tốt nhất, bạn sẽ cần đặt ra các tiêu chí đánh giá. Hãy quay trở lại bước tìm kiếm vấn đề để gợi nhớ bản thân về điều bạn muốn đạt được, qua đó tạo ra những tiêu chí đánh giá hữu ích.

■ Đặt ra các tiêu chí đánh giá.

■ Đánh giá các ý tưởng của bạn dựa trên những tiêu chí đó. ■ Lựa chọn (những) giải pháp phù hợp nhất.

6. Tìm kiếm sự chấp thuận (triển khai ý tưởng)

Soạn ra một kế hoạch hành động để triển khai (các) giải pháp. Hãy tự hỏi bản thân, ví dụ:

■ Cần những ai tham gia? ■ Khi nào bạn/họ bắt đầu? ■ Nó sẽ kéo dài bao lâu? ■ Khi nào nó kết thúc?

■ Làm cách nào để biết được rằng bạn đã triển khai nó thành cơng?

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Khi sử dụng phương pháp này, có nguy cơ bạn sẽ sa lầy vào các chi tiết và đi lạc khỏi vấn đề ban đầu. Cần phải có cơ sở chắc chắn và

hướng dẫn rõ ràng. CÔNG CỤ 16

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)