PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC
TẠI SAO KHƠNG?
CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?
Cơng cụ này khá giống với phương pháp dẫn dắt có tổ chức, tuy nhiên nó được thực hiện chủ yếu trong yên lặng.
Khi giải pháp đã được trình bày, những người tham gia sẽ cố gắng bằng mọi cách để chứng minh là giải pháp này cịn thiếu sót.
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Để kiểm tra một giải pháp tiềm năng cho vấn đề.
■ Để cải tiến một giải pháp đang trong giai đoạn phát triển.
BẠN CẦN GÌ?
■ Giấy và bút.
SỬ DỤNG THẾ NÀO?
1. Trình bày bối cảnh của vấn đề (với những giải pháp có sẵn). Giải thích giải pháp bạn đề xuất.
2. Mỗi người tham gia sẽ suy nghĩ về vấn đề trong yên lặng. Họ chỉ lên tiếng đề nghị làm rõ khi cần thiết.
3. Những người tham gia sẽ yên lặng viết ra lý do khiến giải pháp được đề xuất không hiệu quả.
4. Những người tham gia sẽ đưa những phản biện của mình cho người sở hữu vấn đề. Người này sẽ không bắt buộc phải nghe theo những lời phản biện đó, nhưng anh ta có thể cầm lấy chúng để suy nghĩ nhằm tìm ra cách cải thiện giải pháp vừa đề xuất, hoặc để tạo ra một giải pháp mới.
CÁC DẠNG KHÁC
1. Những người tham gia sẽ đọc to ý kiến phản đối của mình, sau đó đưa chúng cho người sở hữu vấn đề để anh ta cân nhắc (mà không thảo luận thêm bất kỳ điều gì).
2. Những người tham gia sẽ đọc to ý kiến phản đối của mình. Người sở hữu vấn đề có thể đặt câu hỏi cho họ (nhưng không được bào chữa cho giải pháp ban đầu), nhờ đó anh ta có thể học hỏi từ những người tham gia, đồng thời không trở nên bảo thủ với giải pháp ban đầu của mình.
3. Sử dụng một phiên bản biến tấu của Nghi thức thống nhất (Công cụ 3), những người tham gia sẽ đọc to và thảo luận các ý kiến phản đối của mình trước mặt người sở hữu vấn đề, khi đó người sở hữu vấn đề sẽ ghi chép lại (mà không được tham gia) vào việc thảo luận.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Hãy đảm bảo rằng những người tham gia sẽ phê bình giải pháp chứ khơng cơng kích cá nhân vào người sở hữu vấn đề (người sở hữu vấn đề có thể khá nhạy cảm với những lời chỉ trích).
CƠNG CỤ 19
MUSE
CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?
Đây là phương pháp giải quyết vấn đề theo từng bước. MUSE là viết tắt của tôi (Me), chúng ta (Us), chọn lọc (Select) và giải thích (Explain).
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Để khuyến khích những người ít nói tham gia bởi có thể họ có ý kiến gì đó hữu ích để đóng góp.
■ Để chắc chắn là những người “to mồm” sẽ khơng lấn lướt trong q trình.
BẠN CẦN GÌ?
■ Giấy và bút.
■ Một tấm bảng lật.
SỬ DỤNG THẾ NÀO?
1. Nêu vấn đề, mời mọi người đưa ra câu hỏi và thảo luận để chắc chắn rằng ai cũng hiểu vấn đề đó.
2. Các cá nhân (M) yên lặng viết ra các giải pháp khả thi cho vấn đề. 3. Mọi người (U) thảo luận ý tưởng của mình theo cặp, đồng thời thử thách lẫn nhau để nghĩ ra cách cải thiện ý tưởng.
4. Sau đó các cặp sẽ lựa chọn (S) ý tưởng tốt nhất của mình để ghi lên bảng hoặc áp phích cho mọi người cùng thấy.
5. Các cặp sẽ giải thích (E) ý tưởng của họ cho tất cả mọi người. 6. Tồn bộ nhóm sẽ xếp hạng các giải pháp và bỏ phiếu để lựa chọn.
7. Cả nhóm sẽ thống nhất xem ai và khi nào sẽ triển khai (các) giải pháp.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Đơi khi cả nhóm sẽ cho rằng người khởi tạo ý tưởng nên là người triển khai nó. Hãy đảm bảo rằng những người thích hợp nhất sẽ triển khai giải pháp, bởi những người sáng tạo nhất không nhất thiết là những người thực hành tốt nhất - thiết kế và triển khai là hai nhóm kỹ năng khác nhau.
CƠNG CỤ 20