PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC
NGHI THỨC BẤT ĐỒNG (VÀ NGHI THỨC THỐNG NHẤT)
CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?
Người đang sở hữu vấn đề thường có những cách nghĩ cố hữu về vấn đề đó và những giải pháp khả thi. Phương pháp Nghi thức bất đồng được phát triển bởi Dave Snowden đến từ Công ty Cognitive Edge. Nó cho phép một nhóm người cùng thảo luận một vấn đề, đồng thời người đang “sở hữu” vấn đề đó sẽ đi xung quanh và lắng nghe cuộc thảo luận mà không được can dự vào. Một cuộc thảo luận tốt sẽ mang lại kiến giải mới cho người sở hữu, và có lẽ anh ta sẽ khơng thể thu được kiến thức mới này nếu tự mình tham gia vào cuộc thảo luận.
Lợi ích của Nghi thức bất đồng là người sở hữu vấn đề sẽ khơng có cơ hội để bảo vệ quan điểm của mình. Mặc dù đây có vẻ là một bất lợi, nhưng nó ngăn người sở hữu vấn đề trở nên bảo thủ hoặc bảo vệ quan điểm của mình cho đến khi vấn đề đã được khám phá triệt để bởi những người không đặt quá nhiều cảm xúc vào nó. Bằng cách này, người sở hữu vấn đề sẽ được nghe một cuộc thảo luận cân bằng, nhờ đó có thể tinh chỉnh vấn đề, phát triển nó, hoặc thậm chí loại bỏ nó mà khơng bị cuốn vào cuộc tranh luận để bảo vệ các suy nghĩ thiên vị của mình.
Mặc dù phương pháp này có thể được sử dụng cho cá nhân, nó cũng đồng thời là cách làm hữu hiệu để đánh giá các ý tưởng trong những buổi làm việc nhóm có quy mơ lớn hơn.
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Để kiểm tra các đề xuất hoặc ý tưởng.
BẠN CẦN GÌ?
■ Một cái bàn và nhiều ghế.
PHƯƠNG PHÁP CHO NHÓM NHỎ
Hãy sử dụng phương pháp này khi ý tưởng được thảo luận bởi một nhóm nhỏ tương đối (khoảng sáu đến tám người).
1. Một nhóm nhỏ ngồi xung quanh một cái bàn.
2. Người đang sở hữu vấn đề cũng ngồi xuống và đưa ra ý tưởng hoặc lập luận về một điều gì đó (ví dụ: một sự thay đổi, một cách làm mới). Người sở hữu vấn đề sẽ có từ 3 đến 5 phút để nói về quan điểm mới.
3. Sau đó, người sở hữu vấn đề sẽ ngồi quay lưng lại phía mọi người. Họ sẽ tấn cơng mạnh mẽ vào quan điểm đó (bất đồng), tìm cách cải thiện nó hoặc gợi ý những phương án thay thế tốt hơn (thống nhất) trong một khoảng thời gian nhất định (từ 10 đến 15 phút).
4. Người sở hữu vấn để sẽ không được tham gia vào cuộc thảo luận. Người đó sẽ chỉ lắng nghe những gì người khác nói, học hỏi từ đó và ghi lại những ý kiến phù hợp.
5. Người sở hữu vấn đề có thể lựa chọn rời nhóm sau buổi thảo luận nhằm tìm hiểu kỹ càng các luận điểm chính, sau đó người đó sẽ quay trở lại để thảo luận về những gì họ đã học được.
PHƯƠNG PHÁP CHO NHÓM LỚN
Hãy sử dụng phương pháp này cho các nhóm đơng người để thảo luận về một số lượng lớn ý tưởng (nhóm cần đủ đơng để có thể chia thành ít nhất ba nhóm nhỏ với khoảng từ ba đến bốn người mỗi nhóm).
1. Nhóm lớn sẽ được chia thành các nhóm nhỏ hơn với số lượng thành viên bằng nhau.
2. Mỗi nhóm nhỏ sẽ ngồi chung một bàn. Cần có khoảng cách hợp lý giữa các bàn để đảm bảo rằng tiếng ồn từ các cuộc thảo luận sẽ
không làm ảnh hưởng đến những người lắng nghe cuộc thảo luận của nhóm mình.
3. Mỗi nhóm sẽ làm việc để phát triển các giải pháp cho vấn đề. 4. Mỗi nhóm sẽ chỉ định một người đại diện. Người này phải đủ linh hoạt để phát biểu thay mặt cả nhóm và đối phó với những chỉ trích về ý tưởng của nhóm.
5. Những người đại diện sẽ dành thời gian để hiểu rõ suy nghĩ của cả nhóm và chuẩn bị một bài phát biểu ngắn.
6. Mỗi người đại diện sẽ phải đứng dậy và di chuyển đến bàn kế tiếp (theo chiều kim đồng hồ) và ngồi vào vị trí trống trên bàn đó.
7. Mỗi người đại diện sẽ trình bày suy nghĩ của nhóm mình cho bàn khác nghe, thường thì 3 - 5 phút là đủ.
8. Khi thời gian trình bày kết thúc, người đại diện sẽ ngồi quay lưng về phía cả bàn. Những người trong nhóm đó sẽ tấn cơng mạnh mẽ vào quan điểm vừa nêu (bất đồng), tìm cách để cải thiện nó hoặc gợi ý những phương án thay thế tốt hơn (thống nhất) trong một khoảng thời gian nhất định (từ 10 đến 15 phút).
9. Người đại diện không được phép tham gia vào cuộc thảo luận mà chỉ được lắng nghe và học hỏi từ nó.
10. Người đại diện sẽ rời nhóm này sau khi cuộc thảo luận kết thúc, sau đó di chuyển tới khu vực trung tâm và chờ đến khi tất cả các bàn đã kết thúc thảo luận.
11. Sau đó, người thảo luận sẽ quay trở lại nhóm ban đầu của mình và thảo luận những điều họ biết thêm sau quá trình vừa rồi. Những ý tưởng hay sẽ được trình bày trong buổi thảo luận tập thể sau đó.
CÁC DẠNG KHÁC
■ Đề nghị những người đại diện tham gia vào một nhóm mới để trình bày và lắng nghe cuộc thảo luận.
■ Đề nghị các nhóm tiếp tục khám phá ý tưởng của họ sau khi được nghe phản hồi từ người đại diện ở vịng trước. Sau đó, mỗi nhóm sẽ cử một đại diện mới để trình bày những ý tưởng đã được cải thiện tới một nhóm khác.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
■ Người đang sở hữu vấn đề/người đại diện cần phải cực kỳ linh hoạt.
■ Nếu bạn có những nhóm lớn để thảo luận một vấn đề, hãy đề nghị một thành viên trong nhóm đi cùng với người đại diện tới bàn khác và ghi chép lại cuộc thảo luận.
■ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho buổi làm việc bằng phương pháp Nghi thức bất đồng, hãy tránh tham gia vào nội dung cuộc thảo luận - vai trị của bạn chỉ là giúp q trình thảo luận diễn ra thuận lợi. ■ Hãy cân nhắc liệu các thành viên trong nhóm có nên sở hữu
những kinh nghiệm, quan điểm… đa dạng hay khơng, hay nên chọn những người có cùng quan điểm và kinh nghiệm vào chung một nhóm.
CƠNG CỤ 4