TỔNG HỢP Ý TƯỞNG THUẬN THEO NÃO BỘ

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 46 - 49)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC

TỔNG HỢP Ý TƯỞNG THUẬN THEO NÃO BỘ

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Đã bao giờ bạn tham gia vào hoạt động tổng hợp ý tưởng rồi nghĩ rằng: “Chẳng có cái gì mới ở đây cả, mình có thể tự tìm câu trả lời.” Bạn trở nên bực bội vì một hoặc một vài cá nhân cấp cao hoặc có tầm ảnh hưởng đã thúc ép mọi người ủng hộ các ý tưởng của họ trong khi gây bất lợi cho những ý tưởng hợp lý của những người trầm lặng và thiếu tự tin trong việc khẳng định mình?

Bộ não của chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề hiệu quả nhất ở cấp độ tiềm thức: thời điểm “À ha!” sẽ tới khi chúng ta tạm dừng quan tâm đến vấn đề đó. Phương pháp Tổng hợp ý tưởng thuận theo não bộ sẽ khắc phục cả hai vấn đề trên nếu ta kết hợp nó với một kỹ thuật có tên PMI (cộng - plus, trừ - minus, thú vị - interesting) có tác dụng sàng lọc những ý tưởng được tổng hợp.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi muốn tạo ra các ý tưởng giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định.

BẠN CẦN GÌ?

■ Bảng lật và bút dạ bảng. ■ Đồng hồ bấm giờ.

■ Thư ký (người ghi chép các ý tưởng của nhóm lên bảng).

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Trình bày một vấn đề cần được giải quyết hoặc một quyết định cần được đưa ra. Hãy đảm bảo là mọi người đều hiểu rõ nó. 2. Tổng hợp các ý tưởng trong vịng 2 phút. Bạn có thể nhờ ai đó tính giờ cho cả nhóm. Mỗi ý tưởng mới được đưa ra sẽ lập tức được ghi trên bảng (mà không cần thảo luận).

3. Tạm dừng và bắt đầu thảo luận về một chủ đề không liên quan trong vịng 1 hoặc 2 phút.

4. Trình bày lại vấn đề ban đầu hoặc quyết định đang chờ được giải quyết.

5. Tiếp tục hoạt động tổng hợp thông tin và ghi lại các ý tưởng được đề xuất lên trên bảng.

Bạn sẽ thấy là những ý tưởng hữu ích và sáng tạo nhất thường xuất hiện sau giờ nghỉ. Tiềm thức của những người tham gia sẽ tiếp tục hoạt động về vấn đề này, tiếp tục rà sốt những kinh nghiệm đã qua và tìm ra câu trả lời tốt hơn.

Nhằm giải quyết vấn đề về tầm ảnh hưởng của những người cấp cao/chiếm ưu thế, đồng thời nhanh chóng đi đến một danh sách các ý tưởng đáng để thảo luận thêm:

1. Khi kết thúc phiên tổng hợp ý tưởng, hãy lần lượt cho cả nhóm biểu quyết về các ý tưởng. Nếu số đông đồng ý rằng nên thảo luận sâu hơn về một ý tưởng nào đó, hãy đánh dấu bằng màu xanh lá cây + (cộng).

2. Nếu đa số cho rằng ý tưởng đó khơng đáng để theo đuổi, hãy đánh dấu nó bằng màu đỏ - (trừ). Khơng nên cho phép thảo luận hay bảo vệ ý tưởng. Nếu nó khơng đủ phiếu biểu quyết, ta sẽ khơng thảo luận nó.

3. Nếu một ý tưởng có vẻ thú vị nhưng khơng hồn tồn liên quan đến cuộc thảo luận hiện tại, hãy đánh dấu nó bằng màu sắc trung gian “I” (thú vị).

Phương pháp (cộng, trừ, thú vị) này được sáng tạo bởi Edward de Bono, và bạn cũng có thể dùng nó để tạo ra ý tưởng mới. Rất nhanh chóng, nó tạo ra một danh sách gồm các ý kiến đáng để thảo luận dù người nghĩ ra chúng là ai.

CÁC DẠNG KHÁC

Nếu bạn không thể chép nhanh các ý tưởng bằng với tốc độ mọi người đưa ra chúng, nhiệt huyết của cả nhóm sẽ giảm. Khi phải làm việc với một nhóm lớn (nhiều hơn 12 người), sẽ khá khó để theo kịp cả nhóm. Hãy sử dụng nhiều bảng lật và cử thêm một hoặc vài

người để ghi chép các ý tưởng, sau đó lần lượt viết các ý tưởng xuống. Có một lần chúng tơi phải làm việc với khoảng 30 người, sử dụng bốn thư ký và bốn bảng lật. Mỗi thư ký sẽ lần lượt ghi ý tưởng tiếp theo ngay khi nó được đưa ra. Cách này giúp chúng tơi theo kịp dịng chảy ý tưởng và giữ vững nhiệt huyết cho cả nhóm.

THAM KHẢO

de Bono, E. (1985) de Bono’s Thinking Course. London: Ariel Books. CÔNG CỤ 5

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)