THÁCH THỨC GIẢ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 117 - 119)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC

THÁCH THỨC GIẢ ĐỊNH

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Đây là một cơng cụ sáng tạo vừa đơn giản vừa mạnh mẽ. Hãy liệt kê mọi thứ bạn biết về một điều gì đó quen thuộc, sau đó coi chúng như các giả định và tìm các phương án thay thế cho những phương án tưởng chừng hiển nhiên.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi bạn cảm thấy bị gị bó bởi một hệ thống hoặc quy trình. ■ Khi bạn cảm thấy một sản phẩm đang trở nên cũ kỹ và nhàm chán.

BẠN CẦN GÌ?

■ Bảng lật và bút dạ.

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Đề nghị cả nhóm phát biểu mọi thứ họ biết về đối tượng đang thảo luận. Những thuộc tính của phiên bản hiện tại là gì? Hãy liệt kê từng câu trả lời lên bảng.

2. Bây giờ hãy đề nghị họ coi những thuộc tính đó là khơng có thật (hoặc khơng chắc chắn) - mỗi thuộc tính đó chỉ được giả định là có thật.

3. Với những thuộc tính đã được liệt kê, hãy đề nghị họ gợi ý một (hoặc một vài) thuộc tính khác để thay thế.

4. Kết hợp các thuộc tính thay thế lại với nhau và xem bạn có thể tạo ra điều gì.

Hãy tưởng tượng du hành thời gian về thời đại của những chiếc điện thoại bàn. Đâu là những thuộc tính tiêu chuẩn của thế hệ điện thoại đầu tiên?

Chúng có thể bao gồm những điều sau:

Hãy thay một thứ gì đó mới mẻ vào mỗi thuộc tính này:

■ Nó có bộ phận quay số - thay đổi thành màn hình cảm ứng, nút nhấn và tính năng điều khiển giọng nói.

■ Nó có bệ và ống nghe riêng biệt - kết hợp chúng thành một khối. ■ Nó khơng mang tính di động - biến nó thành thiết bị cầm tay. ■ Nó nặng - làm cho nó nhẹ hơn.

■ Nó có dây - biến nó thành khơng dây.

■ Nó rung khi có ai đó gọi cho bạn - làm cho nó phát ra nhạc hoặc ánh sáng.

Chỉ trong vịng vài phút, bạn đã “tạo ra” được một chiếc điện thoại di động!

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Một số người tham gia sẽ phản đối sự thay đổi và khẳng định rằng: “Bạn không thể làm được!” Lý do đơn thuần là họ đã ln thực hiện điều gì đó theo một cách nhất định, và sự thay đổi sẽ buộc họ phải bước ra khỏi vùng an toàn. Những người khác muốn thay đổi đơn

thuần chỉ vì họ muốn thay đổi. Buổi thảo luận cần được dẫn dắt tốt để giữ cho ý tưởng được liên tục đưa ra, đồng thời đảm bảo rằng cả nhóm có sự cân bằng tốt giữa các ý kiến bảo thủ với những quan điểm kỳ lạ.

CÔNG CỤ 30

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)