PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC
PHƯƠNG PHÁP DELPH
CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?
Đây là phương pháp cho phép các chuyên gia được ẩn danh và tham gia dự đoán các khả năng và xác suất theo một số vòng nhất định dưới sự hướng dẫn. Trong mỗi vòng, họ sẽ tinh chỉnh các ý tưởng dựa trên thơng tin có được từ những người khác. Phương pháp này được thiết kế vào những năm 1950 bởi Dalkey và Helmer từ tập đoàn Rand. Các chuyên gia sẽ trao đổi quan điểm thông qua một bảng câu hỏi hoặc khảo sát ẩn danh, sau đó sẽ độc lập báo cáo lại cho người điều phối (người đối chiếu và tổng kết các quan điểm đó). Những bảng câu hỏi tiếp theo sẽ cho phép các chuyên gia đào sâu hơn, tinh chỉnh ý tưởng của họ và đạt được sự đồng thuận. Việc ẩn danh trong cả quá trình sẽ giúp họ tránh bị mất mặt (trong trường hợp họ thay đổi quan điểm).
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Khi bạn muốn biết một cách chắc chắn về khả năng xảy ra cũng như kết quả của các sự kiện trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn là người quản lý dự án, những sự kiện tương lai nào có thể gây ảnh hưởng đến dự án của bạn?
■ Thời gian và sự kiên nhẫn! (Đây là phương pháp tốn nhiều thời gian nhất trong cuốn sách này).
SỬ DỤNG THẾ NÀO?
1. Chỉ định một người điều phối. Lý tưởng nhất là chọn một người có nền tảng về nghiên cứu và thu thập dữ liệu.
2. Xác định một nhóm chuyên gia - những người có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến chủ đề bạn sẽ thảo luận.
3. Xác định vấn đề cần giải quyết. Tạo ra cách diễn giải rõ ràng và toàn diện về vấn đề, đồng thời trình bày bằng ngơn ngữ dễ hiểu với các chuyên gia được lựa chọn tham gia.
4. Vòng một: Phát một bảng các câu hỏi mở và bắt đầu q trình thu thập thơng tin về một mảng nội dung cụ thể. Đối chiếu các câu trả lời và tổng kết chúng lại, loại bỏ những thông tin không phù hợp và sốt lại các quan điểm giống nhau.
5. Vịng hai: Tạo một bảng câu hỏi mới (được thiết kế để khám phá sâu hơn về chủ đề) dựa trên những phản hồi từ bảng câu hỏi đầu tiên. Tương tự, cần đối chiếu các câu trả lời và tổng kết chúng, loại bỏ những thông tin khơng phù hợp và rà sốt các quan điểm giống nhau hoặc có nền tảng tương tự nhau.
6. Vịng ba: Tạo và phát bảng câu hỏi thứ ba, cũng đồng thời là bảng câu hỏi cuối cùng. Bảng câu hỏi này được thiết kế để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định. Trong các câu trả lời ở hai bảng câu hỏi đầu tiên, các chuyên gia đã đồng tình với điều gì? (Bạn có thể chọn cách tạo ra nhiều bảng câu hỏi hơn nếu việc này là cần thiết để đạt được sự đồng thuận).
7. Phân tích các kết quả từ bảng câu hỏi cuối cùng và lập kế hoạch hành động dựa trên các quan điểm đồng thuận.
Phương pháp Delphi sẽ tốn nhiều thời gian ngay cả khi bạn chỉ khám phá một tình huống tương đối đơn giản, vì vậy hãy dành thời gian cho nó. Cần cực kỳ cẩn thận trong việc xác định vấn đề ban đầu. Các chuyên gia thích sự chính xác và có thể sẽ rất mơ phạm - nếu họ nhìn ra lỗi trong định nghĩa hoặc trong q trình, có thể họ sẽ khai thác nó và vì thế làm hỏng cả quy trình. Họ có thể khá chậm khi phản hồi lại các câu hỏi, có lẽ do họ bận hoặc do chủ đề khơng thu hút được trí tưởng tượng của họ.
THAM KHẢO
Dalkey, N.C. (1969) ‘An Experimental Study of Group Opinion’, Futures, 1 (5), 408–26. Dalkey, N.C. (1972) ‘The Delphi Method: An Experimental Study of Group Opinion’ in Dalkey, N.C., Rourke, D.L., Lewis, R. và Snyder, D. (Eds.) Studies in the Quality of Life: Delphi and Decision-making (trang 13–54). Lexington, MA: Lexington Books. Dalkey, N.C. và Helmer, O. (1963) ‘An Experimental Application of the Delphi Method to the Use of Experts’, Management Science, 9 (3), 458–67.
CÔNG CỤ 26