5 CÂU HỎI TẠI SAO
NẾU CHÚNG TA KHÔNG ?
Đây là phương pháp để kiểm tra tính khả thi của một giải pháp bằng cách xác định lợi ích khi khơng thực hiện nó liệu có lớn hơn lợi ích từ việc thực hiện nó. (Xem thêm Lơgic hệ tọa độ - Cơng cụ 7, để có cái nhìn rộng hơn).
KHI NÀO SỬ DỤNG?
■ Khi bạn có một giải pháp tiềm năng cho một vấn đề, nhưng bạn khơng chắc chắn rằng nó sẽ gặt hái được những lợi ích như mong muốn.
BẠN CẦN GÌ?
■ Một bảng lật và bút dạ bảng, hoặc giấy và bút (tùy thuộc vào số lượng người tham gia).
SỬ DỤNG THẾ NÀO?
1. Trình bày vấn đề và giải pháp đề xuất của bạn.
2. Tổng hợp (và viết) những lợi ích tiềm năng của việc triển khai giải pháp.
3. Với mỗi lợi ích ở trên, hãy đặt câu hỏi: “Nếu chúng ta khơng thực hiện/khơng cần nó thì điều gì sẽ xảy ra?” sau đó lại tiếp tục hỏi, ví dụ: “Cái giá phải trả khi giải quyết vấn đề này là gì?” và “Cái giá có thể phải trả khi khơng giải quyết vấn đề này là gì?”
4. Hãy chấm điểm cả “gói” lợi ích phía trên (1 = thấp và 10 = cao), sau đó chấm điểm các ý kiến phản đối bằng cùng một thang điểm. Bên nào có điểm số cao hơn? Nếu điểm số lợi ích từ việc giải quyết vấn đề thấp hơn điểm từ các luận điểm phản đối, hãy ngừng giải quyết vấn đề. Thay vào đó, hãy chấp nhận rằng điều này khơng thể thay đổi và bạn có thể sống chung với nó.
Ví dụ:
Chúng ta có nên tăng lương nhân viên lên 5% để bằng với mức lương của đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ta không?
Mặc dù những lợi ích tiềm năng có vẻ rất hấp dẫn (7 điểm), nhưng mỗi lợi ích đó lại bị phản bác bởi các lập luận đối lập (tổng điểm là 9). Điều này nói lên rằng giải pháp đó nhìn chung khơng đáng để triển khai.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Những người tham gia có thể vẫn cố bám víu vào một số “lợi ích” nhất định dựa trên cách nghĩ quen thuộc hơn là dựa vào lý trí.
Những người khác có thể sẽ bảo vệ các lợi ích vì họ là người đã nghĩ ra ý tưởng đó. Cần phải có một cái đầu lạnh để từ chối những ý tưởng mà mọi người đều cho rằng có lợi, bởi phương án thay thế cho nó sẽ đem lại kết quả tốt hơn trong dài hạn.
CÔNG CỤ 38