CÚ SỐC TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 134 - 137)

5 CÂU HỎI TẠI SAO

CÚ SỐC TƯƠNG LA

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Đây là một phương pháp đơn giản và được cấu trúc để trả lời cho câu hỏi: “Nếu tôi/chúng tôi tiếp tục thực hiện X, kết quả sau N tuần/tháng/ năm sau sẽ là gì?”

Chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi. Thế giới này không được thiết kế để hỗ trợ tổ chức của chúng ta, thay vào đó, tổ chức của ta phải thích nghi với thế giới. Việc mặc kệ những yếu tố tác động đến tổ chức từ bên trong hoặc bên ngoài đều có thể dẫn

đến tai họa. Cú sốc tương lai ép bạn phải cân nhắc đến các tác động trong trung hạn hoặc dài hạn từ các quyết định, sự thay đổi hoặc các ảnh hưởng của việc bạn tiếp tục mà không chịu thay đổi.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Dành cho việc hoạch định chiến lược hoặc kế hoạch hoạt động.

BẠN CẦN GÌ?

■ Một bảng lật và vài bút dạ bảng.

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Xác định mảng công việc của tổ chức bạn muốn tập trung vào. 2. Tổng hợp các quy trình hiện hành và hệ thống đang được sử dụng trong mảng này.

3. Phác thảo các kết quả bạn đạt được gần đây trong mảng này. 4. Với mỗi quy trình hoặc hệ thống, hãy đặt câu hỏi: Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện điều này, kết quả đạt được tại một thời điểm xác định trong tương lai là gì?

5. Liệt kê các ý kiến càng nhanh càng tốt ngay khi bạn nghĩ ra chúng (khơng cần đánh giá chúng ngay).

6. Sau đó hãy lần lượt thảo luận về chúng, nhớ nhấn mạnh những gì chúng ta có thể/sẽ/ buộc phải thực hiện để duy trì hoặc cải thiện tình hình hiện tại.

7. Cần quan tâm xem xét hiệu ứng sóng nước của những đề xuất thay đổi những mảng hoạt động khác hoặc các kết quả khả thi.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Vì vài lý do, một số người tham gia có thể cảm thấy bị đe dọa bởi cách tiếp cận này. Thứ nhất, những người có động cơ cá nhân có

thể sẽ thấy những đề xuất thay đổi này đang đi ngược lại với động cơ của họ. Thứ hai, một vài người có thể khơng thoải mái khi nghe về mối đe dọa tiềm ẩn cho tổ chức của họ (và công việc của họ) nếu không thực hiện thay đổi. Thứ ba, một số người có thể sẽ khơng vui về sự thay đổi trong vai trị của họ - một điều khơng thể tránh khỏi nếu bạn đang định tạo những thay đổi cần thiết cho tổ chức. Hãy xử lý thật cẩn thận và nhạy bén.

CÔNG CỤ 36

NẾU NHƯ?

CÔNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Phương pháp này được truyền cảm hứng từ TEDx talk1 của nghệ sĩ ghi-ta kiêm diễn viên hài Mike Rayburn - người đã áp dụng cách tư duy “Nếu như?” để khám phá những khả năng mới ở cả lĩnh vực hài độc thoại và âm nhạc. Rayburn đã đề xuất rằng thay vì bắt đầu với những điều khả thi, ta nên bắt đầu với những thứ “tuyệt cú mèo”. Nếu ta tạm dừng suy nghĩ về những thứ có vẻ khả thi trong hiện tại, khi đó tương lai nào sẽ xảy ra khi bạn hỏi “Nếu như?” Phương pháp này có thể biến những vấn đề hiển nhiên trở thành cơ hội, hoặc tạo ra những hạt giống cho ý tưởng mới, những ý tưởng này có thể được phát triển và lớn mạnh nhờ những phương pháp khác trong cuốn sách này.

1. Một chuỗi những buổi hội thảo phi lợi nhuận được tổ chức bởi tổ chức phi lợi nhuận TED.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những doanh nghiệp táo bạo hoặc những nhóm muốn khám phá các khả năng cải thiện chính mình.

BẠN CẦN GÌ?

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Trình bày vấn đề cơng việc của bạn. Đó có thể là một vấn đề kinh doanh, một cách giải thích về quy trình hiện tại, hoặc một cách thực hiện cơng việc gì đó trong tổ chức.

2. Những người tham gia sẽ chơi trò “Nếu như?” - nêu lên ý tưởng về những thứ có thể sẽ khả thi, bất luận những ý tưởng này ban đầu có vẻ kỳ dị hoặc xa vời.

3. Ghi lại các ý tưởng nhưng không tiến hành tranh luận, nhận xét hay thảo luận.

4. Bạn có thể đề nghị những người tham gia xếp hạng các ý tưởng thô sơ này trước khi phát triển chúng lên cao hơn. Hãy sử dụng các phương pháp khác, ví dụ như PMI (xem Công cụ 4), để phát triển ý tưởng.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Phương pháp này đòi hỏi người tham gia phải tạm dừng suy nghĩ về những gì họ tin tưởng. Nó sẽ có tác dụng tốt nhất với những nhóm người cởi mở để tiếp thu các khả năng mới và hào hứng với việc tư duy sáng tạo để thay đổi. Ngay từ đầu, hãy khuyến khích mọi người cùng tham gia vào hoạt động với cái đầu thống. Khuyến khích họ nhanh nhạy nắm bắt các khả năng và giải phóng bản thân khỏi những rào cản nhận thức. Bản chất của phương pháp này là tư duy về những thứ bạn có thể làm, khơng phải những thứ bạn không thể làm. Ngay cả khi bạn chưa biết cách thực hiện một điều gì đó,

nhưng nếu nó có lợi hoặc hấp dẫn, bạn vẫn sẽ tìm được cách để biến nó thành hiện thực.

CƠNG CỤ 37

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)