TỔNG HỢP NGƯỢC

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 49 - 55)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO CÁ NHÂN HOẶC

TỔNG HỢP NGƯỢC

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Các phương pháp tổng hợp ý tưởng truyền thống tập trung vào cách giải quyết vấn đề, và điều nguy hiểm ở đây là chúng ta mang theo định kiến về những giải pháp thích hợp. Phương pháp Tổng hợp ngược tập trung vào cách tạo ra vấn đề. Sau khi xác định tất cả các

nguyên nhân, hãy coi những ý kiến được tổng hợp như điểm khởi đầu để tìm cách sửa cho đúng.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi những cuộc thảo luận về các giải pháp khả thi mang đến những câu trả lời nhàm chán.

■ Khi bạn cố gắng giải quyết một vấn đề liên quan đến một việc mọi người liên tục làm rất tệ hoặc làm sai.

■ Khi bạn đang làm việc với một nhóm người trước nay ln thực hiện công việc theo cùng một cách, và họ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện thực hiện nó theo cách khác đi hoặc tốt hơn.

BẠN CẦN GÌ?

■ Một tấm bảng lật. ■ Vài cái bút dạ. ■ Một thư ký.

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

Phương pháp này sẽ có hiệu quả nhất với một nhóm từ 6 đến 12 người.

1. Trình bày vấn đề cần giải quyết.

2. Đề nghị cả nhóm nêu ra mọi cách thức có thể để tạo ra vấn đề. 3. Viết mọi ý kiến gợi ý lên bảng.

4. Khi khơng cịn ý tưởng mới, hãy đề nghị cả nhóm dùng những gợi ý đó để tìm ra giải pháp thực sự cho vấn đề ban đầu.

Vấn đề: Làm cách nào để chúng ta cải thiện các dịch vụ tổng đài?

Bây giờ hãy dùng phương pháp PMI (xem Công cụ 4) để xác định câu trả lời nào đáng để tiếp tục thảo luận. Hãy cân nhắc đến việc biểu quyết hoặc xếp hạng các phương án nhằm tìm ra thứ tự ưu tiên cho chúng.

Phương pháp tổng hợp ngược rất thú vị. Giống như trẻ con thích phá hỏng mọi thứ chúng đã tạo ra, người lớn cũng cảm thấy thoải mái khi “phá” các ý tưởng. Cũng có nguy cơ người tham gia đưa ra ý tưởng ngớ ngẩn để khuấy động khơng khí thay vì để giải quyết vấn đề. Hãy lưu ý và lái họ về đúng hướng.

Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý và đừng đơn thuần để họ viết các ý ngược lại với những ý đã được tổng hợp. Việc viết ngược có thể đem lại hiệu quả hoặc khơng. Thay vào đó, hãy sử dụng những ý tưởng được tổng hợp để thúc đẩy suy nghĩ thay vì chỉ đơn thuần viết những ý trái ngược với nội dung ban đầu.

THAM KHẢO

de Bono, E. (1985) de Bono’s Thinking Course. London: Ariel Books. CƠNG CỤ 6

TRÌ HỖN

CƠNG CỤ NÀY LÀ GÌ?

Đây có lẽ là ý tưởng gây ngạc nhiên nhất trong cuốn sách: xác suất bạn giải quyết được vấn đề sẽ cao hơn nếu bạn trì hỗn (chờ đến sau này mới giải quyết). Từng có ý kiến cho rằng những người sáng tạo nhất chính là những người trì hỗn vấn đề một thời gian thay vì cố gắng tìm ra giải pháp nhanh chóng cho vấn đề đó. Họ bỏ ngỏ vấn đề ở đó và chỉ quay lại giải quyết khi có thêm nhiều áp lực phải giải quyết nó hơn. Có một số lý do khả thi giúp giải thích tại sao cách này có hiệu quả, chúng bao gồm:

1. Bạn có lẽ sẽ buộc phải tháo vát hơn khi làm việc dưới áp lực. 2. Chúng ta giải quyết vấn đề tốt nhất khi ta cho phép tiềm thức của mình hoạt động “ngầm”. Tiềm thức sẽ dạo qua trí nhớ của bạn để tìm những tình huống tương tự và các giải pháp, sau đó sẽ xác định giải pháp khả thi nhất cho vấn đề hiện tại. Nó sẽ trình bày câu trả lời mà khơng cần bạn nhớ lại những tình huống đó. Q trình này khiến

trực giác “lóe lên”, mặc dù bạn khơng hề có động thái ý thức nào để tìm ra giải pháp.

Leonardo da Vinci đã mất hàng năm trời để vẽ Mona Lisa, có lẽ lâu đến hàng thập kỷ. Tiến độ chậm chạp khiến ông chán nản, nhưng trong những năm ông mang theo ý tưởng về bức tranh và tiếp tục cải thiện nó, ơng đã nghiên cứu về quang học, và những hiểu biết về ánh sáng của ơng có lẽ đã thấm nhuần vào bức tranh. Có lẽ, chính việc khơng hồn thành kiệt tác của mình đã giúp ơng trở thành một họa sĩ vĩ đại hơn sau này.

Nhà tâm lý học Bluma Zeigarnik đã nói rằng con người có khả năng ghi nhớ những cơng việc chưa hồn thành tốt hơn so với những việc đã hoàn thành. Một anh bồi bàn sẽ có xu hướng nhớ các món thực khách gọi đến khi họ thanh tốn hóa đơn, sau đó các món ăn cũng biến mất khỏi trí nhớ ngắn hạn của anh ta. Zeigarnik nói rằng con người có khả năng nhớ những cơng việc bị gián đoạn tốt hơn gấp hai lần so với việc nhớ những cơng việc đã hồn thành (việc vấn đề đó “ám ảnh” đầu óc bạn cho thấy tiềm thức của bạn vẫn tiếp tục “ngầm” làm việc về nó).

Kết thúc mở trong các bộ phim truyền hình dài tập cũng đem lại các hiệu ứng tương tự như cơng việc chưa hồn thành: nó “giày vị” chúng ta cho đến khi ta tìm ra giải pháp.

KHI NÀO SỬ DỤNG?

■ Khi bạn đã dành thời gian tập trung suy nghĩ về vấn đề nhưng vẫn khơng tìm ra giải pháp.

BẠN CẦN GÌ?

■ Một chiếc bút và một tờ giấy.

SỬ DỤNG THẾ NÀO?

1. Bắt đầu bằng cách viết vấn đề cần giải quyết một cách súc tích. 2. Tự đọc lại phần trình bày vấn đề một vài lần.

3. Phác thảo một vài ý tưởng có thể đóng góp cho giải pháp. 4. Đi ra chỗ khác.

5. Thi thoảng quay trở lại. Chỉ khi nào bạn đang bị áp lực phải hồn thành nó thì mới cố gắng để giải quyết nó.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Dĩ nhiên vẫn có rủi ro là bạn trì hỗn q nhiều dẫn đến thất bại trong việc giải quyết vấn đề, hoặc thất bại khi quay trở lại suy nghĩ về vấn đề. Bạn sẽ cần có tính tự giác nhất định để ép bản thân quay trở lại với cơng việc chưa hồn thành. Tuy nhiên, nếu quan điểm của Zeigarnik là chính xác, bạn sẽ khơng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ rằng đây là một vấn đề vô cùng lớn.

THAM KHẢO

Grant, A.M. (2016) Originals: How Non- Conformists Move the World. Viking.

Zeigarnik, B. (1938) On Finished and Unfinished Tasks: A Source Book of Gestalt Psychology (pp. 300–314). New York: Harcourt.

CÔNG CỤ 7

Một phần của tài liệu Ebook Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh: Phần 1 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)