LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NUƠI ARTEMIA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh (Trang 44 - 48)

- Quản lý các yếu tố mơi trường trong ao nuơi:

1.4.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NUƠI ARTEMIA Ở VIỆT NAM

Artemia khơng phân bố tự nhiên ở Việt Nam [36], nhưng do cĩ giá trị dinh

dưỡng cao và là loại thức ăn khơng thể thiếu được trong sản xuất giống thủy sản nên đã được nhiều đơn vị nghiên cứu trong nước quan tâm.

Nghiên cứu nuơi Artemia bắt đầu thử nghiệm từ năm 1978 với lồi Artemia salina trong phịng thí nghiệm tại Viện Hải dương học Nha Trang, sử dụng thức ăn là

lịng đỏ trứng gà và cám sấy nghiền nhỏ rây kỹ pha theo tỷ lệ 1gram/L mơi trường, điều kiện nhiệt độ 18 - 31oC, độ mặn 30 – 35‰. Sau 10 ngày nuơi đã phân biệt đực cái, chiều dài cá thể lớn nhất đo được là 11,5 mm. Thời gian khép kín vịng đời 15 – 20 ngày [2]. Đến năm 1982 Artemia được du nhập vào Việt Nam thơng qua bước đầu thử nghiệm nuơi ở Nha Trang từ dịng San Francisco Bay [104]. Năm 1984, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thí nghiệm nuơi Artemia thu trứng bào xác ở vùng ven biển Vĩnh Châu (Sĩc Trăng) và Bạc Liêu và đã trở thành vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác Artemia cĩ chất lượng cao cho thị trường trong và ngồi nước [9].

Bắt đầu từ năm 1990 trở đi đã cĩ một số nghiên cứu nuơi thu sinh khối Artemia đã được thực hiện như sau:

Vũ Dũng (1991) tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nuơi Artemia ở đồng muối Ninh Hải, Cà Ná. Tác giả đã nuơi 7 dịng khác nhau trong bể kính 30 lít với thức ăn là tảo, kiểm tra các chỉ tiêu sinh học, chọn dịng tốt nhất đem ra nuơi ở ruộng muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịng San Francisco Bay (Artemia franciscana) cĩ kích thước trứng bào xác (cyst) và nauplius nhỏ, thành thục sớm, sức sinh sản cao, thích hợp với điều kiện nuơi ở miền Trung. Độ mặn trên dưới 80 ‰ kích thích các dịng

Artemiađẻ con, độ mặn từ 80 – 120 ‰ cho năng suất trứng cao nhất và độ mặn là một trong nhiều yếu tố chi phối việc đẻ con hay đẻ trứng của Artemia. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng cho việc nuơi sinh khối Artemia ở ruộng muối tại các tỉnh Khánh Hịa và Ninh Thuận [7].

Nguyễn Ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh (1991) đã nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh. Kết quả nghiên cứu cho

thấy rằng độ mặn cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của Artemia. Khi độ mặn

giảm sản lượng trứng bào xác giảm dần, mật độ cá thể cái tham gia sinh sản thấp, sức sinh sản kém [16]. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xác định rõ độ mặn tối ưu để đạt sản lượng sinh khối và lượng trứng bào xác cao nhất.

Ngơ Thị Thu Thảo (1992) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến năng suất sinh khối Artemia, kết quả thu được sau 3 tháng nghiên cứu cho thấy năng suất ở nghiệm thức nước xanh cĩ bĩn phân gà và bổ sung cám gạo và nghiệm thức chỉ cấp nước xanh là 2,6 tấn/ha và 2 tấn/ha theo thứ tự. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa quan tâm đến thành phần lồi và mật độ tảo trong nguồn nước xanh cung cấp cho hệ thống nuơi thí nghiệm [22].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố mơi trường đến sự phát triển của quần thể đặc biệt là nhiệt độ cĩ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng và sinh sản của

Artemia franciscana. Nhiệt độ quá thấp dưới 200

CArtemia franciscana sẽ sinh trưởng

chậm hoặc chết rải rác và ngược lại khi nhiệt độ quá cao trên 360C sẽ gây ra hiện tượng chết, cĩ khi chết hàng loạt, giảm khả năng sinh sản và quần thể phục hồi rất chậm [2], [3], [13].

Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv (1997) tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu”. Các thí nghiệm được thực hiện tại trại thí nghiệm của Hợp tác xã muối Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sĩc Trăng, trong hai mùa khơ năm 1994 và 1995. Nguồn giống dùng trong thí nghiệm này là trứng Artemia franciscana thu ở Vĩnh Châu từ vụ nuơi trước. Kết quả nghiên

cứu cho thấy cĩ thể nuơi thu sinh khối theo hướng một chu kỳ, kết hợp thu trứng bào xác cho năng suất cao. Năng suất trung bình khi nuơi ở các ao nhỏ (200m2

/ao) 6521 ± 1559 kg/ha/vụ và ở các ao lớn trên 2000 m2/ao 1716 ± 229 kg/ha/vụ [4].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của mức nước trong ao nuơi khác nhau đến năng suất sinh khối của Artemia cho thấy rằng ở ao được duy trì mức nước trung bình 60 cm đạt 8 tấn/ha/vụ, trong khi đĩ ở ao nơng với mức nước 30 cm năng suất chỉ đạt 5 tấn/ha/vụ. [4].

Nghiên cứu ảnh hưởng của nuơi một chu kỳ (chỉ thả giống một lần và nuơi thu sinh khối liên tục đến cuối vụ nuơi) và nuơi nhiều chu kỳ (thả giống mới sau mỗi chu

kỳ nuơi khoảng 6 tuần và mỗi vụ nuơi khoảng 3 chu kỳ) đến năng suất sinh khối

Artemia cho thấy rằng năng suất ở nghiệm thức nuơi một chu kỳ là 2,3 tấn/ha/vụ và ở

nghiệm thức nhiều chu kỳ là 3,8 tấn/ha/vụ [4].

Ngơ Thị Thu Thảo và Vũ Đỗ Quỳnh (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm các mức thức ăn đến tuổi thọ và sức sinh sản của Artemia franciscana. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc giảm mức thức ăn cĩ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng khơng ảnh hưởng đến tuổi thọ của con cái ở A. franciscana. Quá trình theo dõi các thơng số sinh sản cho thấy: Tổng số phơi/con cái, số phơi/lứa đẻ, số phơi/ngày đẻ, số lứa đẻ giảm cùng với việc giảm mức thức ăn [24].

Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) đã nuơi Artemia franciscana trong ao đất tại Đồng Bị, Nha Trang thu sinh khối làm thức ăn cho sản xuất giống và nuơi thương phẩm cá ngựa Đen. Mật độ thả giống 110 Nau/Lít, nuơi trong ao đất diện tích 300m2, độ sâu 0,5 – 0,7m, độ mặn 75 – 80 ‰. Thu sinh khối bắt đầu từ ngày nuơi 14, cách 2 – 3 ngày thu một lần và duy trì thu sinh khối liên tục. Sau 52 ngày nuơi kết thúc thí nghiệm, thu được 25kg Artemia franciscana sống [15]. Tuy nhiên, thí nghiệm chỉ tiến hành một lần (khơng lặp lại), trên một ao nuơi với mục đích cung cấp sinh khối

Artemia cho nuơi thương phẩm các ngựa đen nên các số liệu thu thập được khơng đảm

bảo độ tin cậy.

Nguyễn Văn Hịa (2002) nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn (80 ‰ và 120‰) với các dịng khác nhau bao gồm: Artemia franciscana (SFB); dịng Vĩnh Châu (từ dịng SFB đã được nuơi ở Vĩnh Châu trên 15 năm); dịng Y1 (từ trứng của dịng SFB được nuơi ở Vĩnh Châu năm thứ nhất); dịng Y2 (từ trứng của dịng SFB được nuơi ở Vĩnh Châu sau 2 năm); dịng Y3 (từ trứng của dịng SFB được nuơi ở Vĩnh Châu sau 3 năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy cĩ sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa dịng Vĩnh Châu với dịng SFB và các thế hệ tiếp theo, nhưng khơng cĩ sự khác biệt về sinh trưởng, đặc điểm sống và vịng đời. Ngồi ra, ở độ mặn 120 ‰ thì sức sinh sản và năng suất trứng bào xác Artemia franciscanathấp hơn nhiều so với nuơi ở độ mặn 80 ‰ [81].

Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hịa (2004) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức thu hoạch sinh khối. Kết quả cho thấy sau 16 tuần nuơi, sinh khối ở nghiệm thức thu hoạch 3 ngày một lần cao hơn ở nghiệm thức thu hoạch mỗi ngày một

lần với năng suất đạt được là 2,3 tấn/ha và 2,1 tấn/ha theo thứ tự. Tuy nhiên, sự sai khác giữa 2 nghiệm thức khơng cĩ ý nghĩa thống kê [3].

Nguyễn Văn Hịa và cộng sự (2006) nghiên cứu phân lập, lưu giữ và nhân sinh khối tảo Chaetoceros sp. làm nguồn tảo giống cho ao bĩn phân trong hệ thống nuơi sinh khối Artemia trên ruộng muối đã được tiến hành trong mơi trường hở đến thể tích 15 m3, với mơi trường dinh dưỡng cĩ bổ sung dung dịch Walne + Si + vitamine, mật độ tảo đạt cực đại 2.327.083  245.294 tb/ml sau 6 ngày nuơi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu tùy thuộc nhiều yếu tố như thời tiết, sự nhiễm tạp, sục khí đáy [10]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huỳnh Thanh Tới và ctv (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Chaetoceros sp. lên chất lượng sinh khối Artemia. Kết quả nghiên cứu cho thấy cĩ sự vượt trội về tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh sản của nghiệm thức nuơi bằng tảo thuần Chaetocerossp. - được phân lập từ ao bĩn phân của khu nuơi Artemia tại Vĩnh Châu - so với nghiệm

thức được nuơi bằng hỗn hợp tảo tự nhiên thu từ ao nuơi tảo. Hàm lượng các axit béo, đặc biệt là hàm lượng HUFA ở nghiệm thức nuơi bằng tảo thuần Chaetoceros sp. cao hơn ở nghiệm thức nuơi bằng tảo hỗn hợp 3,7 lần [28]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thí nghiệm trong các bể nuơi cá cảnh ở thể tích nhỏ. Khi nuơi sinh khối Artemia trong ao đất ở thể tích lớn thì ảnh hưởng của mỗi lồi tảo lên chất lượng sinh khối

Artemia phụ thuộc nhiều vào sự ưu thế của lồi tảo mong muốn, thành phần lồi tảo trong ao nuơi,...

Năm 2009, Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung khác nhau lên thành phần và chất lượng Artemia trong ruộng muối, với các loại thức ăn bổ sung là phân lợn, cám gạo, bột đậu nành với 4 nghiệm thức khác nhau. Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên được gây nuơi trong ao bĩn phân và cấp 2 ngày/lần cho tất cả các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng chỉ cấp tảo, khơng cấp thức ăn bổ sung (GW), nghiệm thức thứ hai bao gồm tảo và thức ăn bổ sung là phân lợn (GW + PM), nghiệm thức thứ ba bao gồm tảo và bổ sung phân lợn kết hợp với cám gạo (GW + PM + RB), nghiệm thức thứ tư bao gồm tảo và bổ sung phân lợn kết hợp với bột đậu nành (GW + PM + SB). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thả giống 3 tuần, sinh trưởng về chiều dài và Khối lượng của Artemia ở 3 nghiệm thức cĩ sử dụng thức ăn bổ sung cao hơn nghiệm thức đối chứng và sự khác biệt cĩ ý

nghĩa thống kê (P<0,05). Sau 12 tuần nuơi, năng suất sinh khối ở nghiệm thức đối chứng thấp hơn so với 3 nghiệm thức cĩ sử dụng thức ăn bổ sung [79].

Nhu cầu về sinh khối Artemia franciscana hiện nay trên thị trường khu vực

Nam Trung Bộ nĩi chung và địa bàn Khánh Hịa nĩi riêng rất lớn để cung cấp cho sản xuất giống các lồi cá, các lồi Giáp xác và các lồi nhuyễn thể cĩ giá trị kinh tế, đặc biệt cung cấp cho sản xuất giống ốc hương (Babylonia areolata). Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về nuơi sinh khối Artemia franciscana trong ao đất tại địa bàn

Khánh Hịa vẫn cịn nhiều thiếu sĩt và cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hồn thiện quy trình nuơi đối tượng này tại địa bàn Cam Ranh – Khánh Hịa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh (Trang 44 - 48)