- Đối tượng nghiên cứu: Artemia franciscana Kelloge, 1906 (Dịng Vĩnh Châu)
2.3.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến năng suất và chất lượng Artemia franciscananuơi trong ao
2.3.5.1. Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong 12 ao nuơi cĩ diện tích 100m2/ao, độ mặn được duy trì trong khoảng 80 - 90‰, mật độ thả giống 100 nauplius/lít, mực nước trong ao trong khoảng 40-60cm. Thức ăn chính là tảo được gây màu trực tiếp trong ao nuơi với lồi tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế. Các loại thức ăn bổ sung (bột ngơ, bột đậu nành) được xay mịn bằng máy xay sinh tố và sàng qua rây cĩ kích thước mắt lưới 50 µm để thu thức ăn cĩ kích thước hạt mịn (<50 µm) giúp Artemia cĩ thể dễ dàng lọc được các loại thức ăn này. Điều chỉnh lượng thức ăn bổ sung theo mật độ tảo trong ao nuơi. Thời gian thí nghiệm 12 tuần.
2.3.5.2. Bố trí thí nghiệm
Thành phần lồi và mật độ tảo trong ao nuơi thu sinh khối Artemia sẽ cĩ biến động đáng kể trong thời gian nuơi do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khả năng lọc thức ăn của Artemia, chu kỳ phát triển của các lồi vi tảo,… Do đĩ việc sử dụng thức ăn bổ sung khi mật độ tảo trong ao nuơi sụt giảm mạnh cĩ vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn thức ăn cĩ chất lượng tốt để nâng cao năng suất và chất lượng
của Artemia. Vì vậy thí nghiệm 5 được tiến hành với 4 nghiệm thức khác nhau về loại thức ăn bổ sung, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, Trong đĩ:
- Nghiệm thức 1: Khơng bổ sung thức ăn (đối chứng) - Nghiệm thức 2: Thức ăn bổ sung là bột ngơ 10 g/m3
/ngày. - Nghiệm thức 3: Thức ăn bổ sung là bột đậu nành 10 g/m3
/ngày. - Nghiệm thức 4: Thức ăn bổ sung là tảo khơ Spirulina 1 g/m3
/ngày.