ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1 Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh (Trang 48 - 51)

- Quản lý các yếu tố mơi trường trong ao nuơi:

1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1 Vị trí địa lý

1.5.1. Vị trí địa lý

Khánh Hịa là một tỉnh ven biển ở khu vực Nam Trung Bộ, phái Bắc giáp Phú Yên, phía Tây giáp Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Đơng giáp biển Đơng. Tọa độ địa lý 11o

41’53’’ – 12o52’53’’ vĩ độ Bắc, 108o

40’26’’ – 109o23’24’’ kinh độ Đơng. Tỉnh Khánh Hịa cĩ 200 km bờ biển, nếu tính theo mép nước chiều dài của bờ biển lên đến 385 km với vùng biển rộng lớn trên 400.000 km2

[13].

Cam Ranh là địa phương ven biển nằm ở cực Nam tỉnh Khánh Hịa, phía Bắc giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Khánh Sơn, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đơng là bán đảo Cam Ranh tiếp giáp với biển Đơng tạo nên vịnh Cam Ranh với chiều dài 20km, chỗ rộng nhất 10km, độ sâu trung bình 18,2m, chỗ sâu nhất 30m, cửa vịnh thơng ra biển rộng 3km. . [21]

Thành phố Cam Ranh cĩ 15 đơn vị hành chính trực thuộc (6 xã, 9 phường) với tổng diện tích tự nhiên 325,011 km2, dân số 133.368 người. Cam Ranh cách Nha Trang 60km về phía Nam, cách Phan Rang 40km về phía Bắc. [21]. Vị trí địa lý đĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cam Ranh phát triển kinh tế biển, cơng nghiệp hàng hải, du lịch, các ngành dịch vụ khác, đánh bắt, nuơi trồng thuỷ sản và nghề muối [21]. Địa điểm bố trí các thí nghiệm thuộc xã Cam Nghĩa, nằm ở phía Bắc Vịnh Cam Ranh.

Hình 1.5: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu [20] 1.5.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn

1.5.2.1. Khí hậu [13], [14], [27]

Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hịa, là một vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới giĩ mùa. Thường chỉ cĩ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Mùa nắng dài, từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 9, lượng mưa trong các tháng này rất thấp.

Về độ chiếu sáng: Lượng mây ít, thời gian trời quang đãng kéo dài. Tổng số giờ nắng khoảng 2400 – 2600 giờ hàng năm, rất thuận lợi cho nghề làm muối và nuơi

Artemia.

Về nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm khoảng 9600 – 9700oC và ít biến đổi. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,7 °C. Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khơ, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nĩng nực, nhiệt độ cĩ thể lên tới 37-38 °C. Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-26 °C.

Địa điểm bố trí thí nghiệm

Về lượng mưa: Lượng mưa của Cam Ranh chỉ đạt 1.441 mm/năm. Lượng mưa phân phối khơng đều theo các tháng trong năm, tập trung khoảng 80% vào 4 tháng trong mùa mưa (tháng 9 – tháng 12) và 20% cịn lại trong 8 tháng mùa khơ (tháng 1 – tháng 8).

Về độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình năm đạt 80%. Độ ẩm cao nhất thường xảy ra trong tháng 11, trung bình 82%. Độ ẩm thấp nhất vào các tháng 7 và tháng 8, trung bình 77%.

Về giĩ: Hướng giĩ thịnh hành trong mù khơ là Đơng Nam và Tây Nam, trong mùa mưa là Bắc và Đơng Bắc. Tốc độ giĩ từ 2-5 m/s. Cam Ranh là vùng ít giĩ bão, tần số bão đổ bộ vào Cam Ranh hay tỉnh Khánh Hịa thấp chỉ cĩ khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.

1.5.2.2. Thủy văn [5], [13], [21]

Về thủy triều: Đặc tính thủy triều ở Cam Ranh theo chế độ bán nhật triều khơng đều, biên độ triều bình quân 1,3 m, biên độ triều cực đại 1,7 m.

Về nhiệt độ nước biển: Cũng như nhiệt độ khơng khí, nhiệt độ nước biển ở khu vực Cam Ranh khá đồng nhất với sự chênh lệch giữa các tháng kế tiếp nhau khơng quá 1oC. Nhiệt độ nước biển trung bình năm 27,5o

C.

Về độ mặn của nước biển: Độ mặn ở vùng cửa sơng phụ thuộc vào chế độ nước ngọt từ thượng lưu đổ về, cĩ trị số nhỏ nhất vào mùa lũ và lớn nhất vào mùa cạn. Sự xâm nhập mặn từ biển vào các con sơng ở khu vực khoảng 5-6 km. Độ mặn ở mùa khơ vùng cửa sơng và ven biển đạt 35 ‰.

Về thủy hĩa và chế độ trao đổi nước: Hàm lượng các chất hĩa học trong nước sơng và nước biển dao động trong mức cho phép. Nước sơng và nước biển chưa bị ơ nhiễm.

1.5.3. Những điểm khác biệt về đặc điểm khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng giữa Cam Ranh và Vĩnh Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)