Các chức năng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại khu công nghiệp hòa phú đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại

NHTM có 3 chức năng sau:

a) Chức năng trung gian tài chính

Với chức năng này, NHTM là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Ngân hàng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng đem cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Việc làm này khơng chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà cịn đem lại lợi ích cho người gửi tiền, người đi vay và lợi ích cho nền kinh tế.

+ Với người gửi tiền: họ sẽ có thêm khoản thu nhập từ số tiền mà họ gửi vào ngân hàng.

+ Với người đi vay: họ sẽ có khoản vốn để kinh doanh, số tiền chi tiêu với

mức lãi suất hợp lý.

+ Với NHTM: ngân hàng sẽ kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi

suất tiền gửi và lãi suất cho vay.

+ Với nền kinh tế: ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để quá trình tái

sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất.

Chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọng nhất của

NHTM vì nó nói lên bản chất của NHTM là đi vay và cho vay. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

20

b) Chức năng trung gian thanh toán

Trong chức năng này, ngân hàng đóng vai trị như là người thủ quỹ của doanh nghiệp và cá nhân. Khi có nhu cầu thanh tốn, khách hàng có thể giao dịch thơng qua ngân hàng, khơng cần phải trực tiếp thanh tốn. Nhờ đó, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian, có thể an tâm vì quá trình thanh toán diễn ra an tồn,

nhanh chóng.

c) Chức năng tạo tiền

NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản

tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Từ số tiền dự trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, ngân hàng có khả năng tạo ra số tiền gửi gấp nhiều lần số tiền dự trữ ban đầu. Sau đây là ví dụ về q trình tạo tiền của ngân

hàng.

Giả sử tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc là 10%. Giả sử khách hàng M gửi tiền mặt 100 triệu đồng vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng A. Ngân hàng A sử dụng 90 triệu đồng (90% tổng số tiền gửi) cho khách hàng N vay. Khách hàng N dùng số tiền đã vay thanh tốn tiền hàng hóa cho bạn hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng B thơng qua hình thức chuyển khoản. Sau khi trích dự trữ bắt buộc 10%, ngân hàng B này lại tiếp tục cho vay bằng hình thức chuyển khoản với số tiền 81 triệu đồng. Số tiền này hình thành nên khoản tiền gửi mới tại ngân hàng D. Lúc này, tổng số tiền gửi ở các ngân hàng là: 100 + 90 + 81 + 72.9 = 343.9 triệu đồng. Quá trình tạo tiền cứ tiếp tục diễn ra cho đến khi tổng số tiền dự trữ bắt buộc bằng số tiền gửi

ban đầu.

Nhìn chung, các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho

nhau. Trong đó, chức năng trung gian tài chính là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại khu công nghiệp hòa phú đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)