Giới thiệu sơ lược về tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại khu công nghiệp hòa phú đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại (Trang 60 - 62)

3.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Long là tỉnh nằm giữa hai nhánh sơng chính của sơng Cửu Long là sông Tiền và sơng Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đơng giáp tỉnh Bến Tre và đơng nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Vĩnh Long có nhiều thuận lợi về giao thơng vận tải, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều được đầu tư nâng cấp, mở rộng giúp cho xe lưu thông thơng suốt. Nhờ có cầu Mỹ Thuận (nối liền tỉnh Tiền Giang – Vĩnh Long), cầu Cần Thơ (nối liền thành phố Cần Thơ – Vĩnh Long) và trong tương lai tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ xuyên dọc qua Vĩnh Long hoạt động hứa hẹn sẽ mang đến cho tỉnh Vĩnh Long mạng lưới giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện. Từ đó sẽ góp phần thu hút được nhiều nhà đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số

Theo cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, dân số trung bình tồn tỉnh năm 2014 là

1.041.453 người (nam 513.800, nữ 527.653; thành thị 174.020, nông thôn 867.433)

chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 684 người/km2; thành phố Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.934 người/km2; thấp nhất là huyện Trà Ôn với 509 người/km2. Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7% (người Khmer 21.820 người, chiếm gần 2,1%, người Hoa 4.879 người và các dân tộc khác 216 người). Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập trung ở 48 ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ơn, Tam Bình, thị xã Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long

50

và các thị trấn.

Dân số lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 629.838 người (thành thị 94.284 lao động, nông thôn 535.554 lao động); nhà nước 31.984 người

(5,08%), ngoài nhà nước 581.031 người (92,25%), khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 16.823 người (2,67%).

3.1.2.2 Kinh tế - xã hội

Trong năm 2015 vừa qua, tỉnh Vĩnh Long đạt được một số thành tựu đáng kể, tiêu biểu như:

- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá so sánh 2010) năm 2015

ước tăng 6,81% so với năm 2014. Để đạt được tăng trưởng 6,81%, khu vực nơng lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,68%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32%; khu vực dịch vụ đóng góp 3,36% và thuế sản phẩm (đã trừ trợ cấp) đóng góp 0,45%.

- Về cơng nghiệp –xây dựng: tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp giúp cho sản xuất cơng nghiệp phát triển khá tích cực. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp năm 2015 tăng 12,07% so với năm 2014. Tổng số vốn đầu tư phát triển (giá hiện hành) trên địa bàn tỉnh ước năm 2015 huy động được 11.195 tỷ đồng, tăng 7,57% so với năm trước nhưng chỉ đạt 93,29% chỉ tiêu năm 2015; trong đó kinh tế nhà nước giảm 32,43%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 34,92%, vốn đầu tư của dân cư tăng 24,12%, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 34,44%.

So với các năm trước, năm 2015 là năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao nhất với 61,07 triệu USD, tăng 64,6% so với năm 2014. Số vốn này chủ yếu đầu tư vào cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp phép cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 225,92 triệu USD.

-Về tài chính – ngân hàng:

Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2015 được 4.763 tỷ đồng, tăng 21,34% so với năm 2014. Trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách địa

51

phương 3.604 tỷ đồng, tăng 29,38%; các khoản thu phản ảnh qua ngân sách 1.160 tỷ đồng, tăng 1,7%.

Tổng chi ngân sách ước thực hiện năm 2015 được 5.855 tỷ đồng, tăng 7,57% so với năm 2014, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương 4.887 tỷ đồng, tăng 6,12% so với năm 2014; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước 968 tỷ đồng, tăng 15,51% so với năm trước.

Số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 21.746 tỷ đồng, tăng 16,77% so với năm 2014; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 16.005 tỷ đồng, tăng 13,14% so với năm 2014. Trong đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn 6.450 tỷ đồng, chiếm 40,3% tổng dư nợ cho vay và tăng 24,19% so với năm trước. Trong năm, các tổ chức tín dụng đã thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu nên nợ xấu trên địa bàn toàn tỉnh ước đến cuối năm là 290 tỷ đồng, tăng 7,95% so với năm 2014; tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,81% trên tổng dư nợ cho vay, giảm 0,09% so với năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại khu công nghiệp hòa phú đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)