Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 38 - 39)

- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).

ƢƠN 3: KIỂM TOÁN U KỲ ÁN N– PHẢI THU 3.1 Tổng quan chu trình bán hàng – phải thu

2.2.2.3. Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ

Để có đƣợc hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối với hoạt động bán hàng, kiểm toán viên cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, nhƣ: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu, trong việc phê chuẩn xuất giao hàng, … Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thƣơng mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền hàng, …

Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản:

- Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bƣớc của hoạt động Bán hàng và Thu tiền;

- Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt động bán hàng của đơn vị.

2.2.2.2. Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ

Công việc tiếp theo của kiểm toán viên là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB đó.

Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là để về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thƣờng xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bƣớc kiểm soát.

Cách thức khảo sát thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng. Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bƣớc kiểm soát, kể cả tính thƣờng xuyên hiện hữu vận hành của nó. Kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu, kiểm soát hàng khi xuất ra khỏi kho, …

2.2.2.3. Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ nội bộ

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cƣờng hiệu lực của hoạt động kiểm soát (đặc biệt là đầu mối giám sát), ngăn ngừa và hạn chế đƣợc sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong hoạt động Bán hàng và Thu tiền. Kiểm toán viên thƣờng chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí ngƣời trong các khâu liên quan đến phê duyệt – thực hiện hay kế toán – thủ kho – thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)