- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).
ƢƠN 4: KIỂM TOÁN U KỲ MUA NV P ẢI TRẢ 4.1 Tổng quan chu trình mua hàng – phải trả
68 Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kì làm tăng giá trị hao mòn của
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kì làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ
- Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ
- Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
- So sánh số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ…
Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ
Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản chi phí sửa chữ, nâng cấp, cải tạo … đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các khoản chi phí này phải đƣợc hạch toán đầy đủ và đúng các trình tự phƣơng pháp kế toán theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan … Các thủ tục kiểm toán có thể đƣợc kiểm toán viên áp dụng trong trƣờng hợp là:
- Lập các bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ phát sinh trong kỳ;
- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trƣớc để đánh giá biến động của các khoản phí tổn phát sinh
- Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tồn phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp này kiểm toán viên có thể tiếp cận trực tiếp, trao đổi với các nhà quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý các bộ phận sử dụng TSCĐ, các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin cần thiết
- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch toán khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hoá cho các khoản chi phí khác, bằng cách: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến các khoản phí tổn; trong trƣờng hợp cần thiết có thể đề nghị quan sát trực tiếp các bộ phận của TSCĐ đã đƣợc thay thế, sửa chữa trong kỳ hoặc đề nghị xác nhận của bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ sửa chữa cho doanh nghiệp …
- Trong trƣờng hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanh nghiệp đã có kế hoạch trƣớc, cần:
+ so sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự toán chi phí đã đƣợc lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch chi phí thực tế với dự toán và tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này;
+ trƣờng hợp doanh nghiệp có trích trƣớc chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lý của việc trích trƣớc; quá trình trích trƣớc và hạch toán chi phí trích trƣớc vào chi phí các kỳ kinh doanh trƣớc; việc xử lý số chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trƣớc của doanh nghiệp
+ kiểm tra các tài liệu liên quan và tài liệu quyết toán các khoản chi phí có liên quan - Kiểm tra tác động của các khoản phí tổn với khả năng hoạt động của TSCĐ . Trong trƣờng hợp các khoản phí tổn này chỉ nhằm mục đích khôi phục và duy trì tình trạng ban đầu của TSCĐ thì sẽ đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì và ghi giảm lợi nhuận trong kì của doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp này kiểm toán viên