- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).
d Khảo sát các khả năng sai phạm khác
82 họ Trƣờng hợp doanh nghiệp có chính sách chi lƣơng quản lý theo mức độ hoàn thành
họ. Trƣờng hợp doanh nghiệp có chính sách chi lƣơng quản lý theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản lƣợng sản xuất, doanh thu... thì lƣơng của bộ phận này còn biến động theo sự thay đổi của doanh thu, khối lƣợng sản phẩm sản xuất... của doanh nghiệp trong kỳ. Do vậy, khi khảo sát tiền lƣơng của nhân viên quản lý, hành chính, nếu thấy sự biến động so với kỳ trƣớc, kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Nếu không tìm thấy nguyên nhân hợp lý, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra.
Tiền lƣơng của bộ phận lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp thƣờng mang tính "nhạy cảm" do đƣợc nhiều ngƣời trong đơn vị quan tâm. Hơn nữa, có thể xảy ra sai phạm lớn vì chính nhà lãnh đạo cấp cao có thể phê chuẩn chính sách tiền lƣơng của đơn vị. Do vậy, những sai sót về tiền lƣơng của những ngƣời lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp thƣờng mang tính trọng yếu, kiểm toán viên cần quan tâm trong khảo sát tiền lƣơng. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu đƣợc kiểm toán viên áp dụng khi kiểm toán tiền lƣơng nhân viên quản lý, hành chính và ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp thƣờng là:
+ Tìm hiểu về chính sách, chế độ thanh toán tiền lƣơng của doanh nghiệp xem có hợp lý và đƣợc tuân thủ một cách nhất quán không. Đặc biệt chú ý đến quyết định tăng lƣơng trong kỳ do tăng sản lƣợng sản xuất, tăng doanh thu... đã đƣợc phê chuẩn của lãnh đạo. + So sánh lƣơng của nhân viên quản lý, hành chính và lƣơng của ban lãnh đạo, điều hành đơn vị kỳ này với kỳ trƣớc, có tính đến sự biến động số lƣợng nhân viên quản lý, sự thay đổi về mức lƣơng và chính sách lƣơng trong kỳ (khi so sánh cần chú ý tính đúng đắn của số liệu, tốt nhất là so với số liệu đã đƣợc kiểm toán của kỳ trƣớc).
Kiểm toán viên có thể xây dựng số ƣớc tính tiền lƣơng năm nay trên cơ sở số liệu lƣơng năm trƣớc (đã đƣợc kiểm toán) và kế hoạch tiền lƣơng và so sánh số liệu của khách hàng với số liệu ƣớc tính của kiểm toán viên để xem xét, đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của số liệu trong kỳ của khách hàng.
+ Thảo luận với khách hàng về số liệu chênh lệch khi so sánh (nếu có)
+ Nếu sự giải thích của khách hàng không thoả đáng, kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết việc tính toán, đánh giá và ghi sổ đối với tiền lƣơng quản lý để tìm ra sai phạm cụ thể.
b) Kiểm tra đối với tiền lương trả cho người nước ngoài và bên liên quan
Đối với tiền lƣơng, bảo hiểm thanh toán cho ngƣời nƣớc ngoài thƣờng đƣợc phê chuẩn riêng biệt. Do vậy, đối với trƣờng hợp lƣơng và các khoản trả cho ngƣời nƣớc ngoài,kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc phê chuẩn mức lƣơng và tỷ giá ngoại tệ đƣợc áp dụng để quy đổi xem có hợp lý và nhất quán không. Đối với các trƣờng hợp không đƣợc ký hợp đồng và trả lƣơng bằng ngoại tệ, phải kiểm tra xem doanh nghiệp có tuân thủ đúng yêu cầu của các văn bản pháp lý không.
Đối với lƣơng trả cho các bên liên quan (nếu có) cần phải kiểm tra xem có phù hợp với luật pháp và các quy định pháp lý có liên quan không, việc tính thuế thu nhập cá nhân có bị trùng lắp không...
c) Kiểm tra việc trả lương thực tế cho người lao động