Các sai sót thường gặp trong chu trình tài sản cố định và đầu tư dài hạn Gian lận trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 61 - 62)

- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).

ƢƠN 4: KIỂM TOÁN U KỲ MUA NV P ẢI TRẢ 4.1 Tổng quan chu trình mua hàng – phải trả

5.1.2. Các sai sót thường gặp trong chu trình tài sản cố định và đầu tư dài hạn Gian lận trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

Gian lận trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

- Làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng từ, bịt đầu mối thông tin nhằm tham ô, biển thủ công quỹ. Trong lĩnh vực kiểm toán TSCĐ, gian lận loại này thƣờng là lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế.

- Cố tình giấu giếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng cho doanh nghiệp hoặc cho bản thân. Chẳng hạn, ngƣời ghi chép nghiệp vụ cố tình bỏ sót các nghiệp vụ doanh thu nhằm giảm thuế phải nộp cho nhà nƣớc và các khoản phải nộp cho cấp trên của doanh nghiệp. Trong quan hệ đó, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu đƣợc do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. Đây là trƣờng hợp rất hay xảy ra. Ví dụ: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình - một đối tƣợng rất khó kiểm tra và đánh giá.

- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của nhà nƣớc. Chẳng hạn, một công ty nhận TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại cố tình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đƣa vào sử dụng nhƣng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm phải quan tâm là điều chỉnh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chi tiêu lãi và thuế phải nộp cho ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)