52 Đối với các sai sót, kiểm toán viên sẽ dễ dàng phát hiện hơn những gian lận Sai sót

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 62 - 63)

- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).

ƢƠN 4: KIỂM TOÁN U KỲ MUA NV P ẢI TRẢ 4.1 Tổng quan chu trình mua hàng – phải trả

52 Đối với các sai sót, kiểm toán viên sẽ dễ dàng phát hiện hơn những gian lận Sai sót

Đối với các sai sót, kiểm toán viên sẽ dễ dàng phát hiện hơn những gian lận. Sai sót

trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn xây dựng cơ bản, kế toán chỏ ghi tăng TSCĐ nhƣ trƣờng hợp mua bằng quỹ khấu hao hoặc nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn. Doanh nghiệp mua một thiết vị công nghệ tiên tiến gồm có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ. Kế toán lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ, song kết toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình…

- Định khoản sai trong trƣờng hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một TK này nhƣng lại ghi vào TK khác hoàn toàn không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh. Trong khi kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên phải chú ý các trƣờng hợp sửa chữa TSCĐ. Khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa nhỏ TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào kinh phí kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản chi phí sản xuất chung TK 627, chi phí bán hàng TK 641, chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642 … thì kế toán lại ghi bên Nợ TK 211 làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán.

- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ, kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ nhật kí sang sổ cái.

- Sai sót trùng lặp. Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chƣa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán nhật kí chung để hạch toán các nghiệp vụ trong kỳ. Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ nhật ký chung số tiền thu đƣợc trong quá trình thanh lý.

- Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có thể chế độ mới ban hành kế toán chƣa nắm hết đƣợc nội dung hoặc chƣa hiểu hết nghiệp vụ nên đã dẫn tới những sai sót trong quá trình hạch toán.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ gian lận và sai sót đƣợc quy thành ba nhóm chủ yếu đó là:

- Các yếu tố về quản lý - Các yếu tố về kinh doanh

- Các yếu tố thuộc nghiệp vụ tài chính.

Đối với các khoản đầu tư dài hạn: Về nguyên tắc, nếu trong thực tế doanh nghiệp có sở hữu các tài sản thì các công ty này phải mang tên doanh nghiệp và do doanh nghiệp kiểm soát. Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắc trên trong các trái phiếu hoặc các giấy chứng nhận cổ phiếu có đặc điểm riêng. Thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì một TK với đạo lý hoặc nhà đầu tƣ chịu trách nhiệm về các công cụ tài chính đó trên danh nghĩa của doanh nghiệp theo cách thức ngân hàng thƣờng dùng để theo dõi tiền gửi của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)